Bạn có thể gắp thả hàng loạt các hình ảnh từ máy tính vào đây
Bạn có thể gắp thả hàng loạt các hình ảnh từ máy tính vào đây
Là khoảng thời gian mà màn trập máy ảnh mở ra để cho ánh sáng đi vào cảm biến. Tốc độ màn trập càng nhanh, thời gian phơi sáng càng ngắn, ảnh ít bị nhòe do rung tay nhưng cũng tối hơn. Tốc độ màn trập càng chậm, thời gian phơi sáng càng dài, ảnh sáng hơn nhưng dễ bị nhòe do rung tay.
Được hiểu là độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. ISO càng cao, cảm biến càng nhạy sáng, ảnh sáng hơn nhưng cũng dễ xuất hiện nhiễu ảnh. ISO càng thấp, cảm biến càng ít nhạy sáng, ảnh tối hơn nhưng ít nhiễu ảnh hơn.
Hiểu về tam giác phơi sáng giúp bạn kiểm soát độ sáng của ảnh một cách chính xác, phù hợp với điều kiện ánh sáng và ý đồ sáng tạo. Cho phép tạo ra những bức ảnh với hiệu ứng mong muốn, ví dụ như ảnh xóa phông, ảnh chụp chuyển động, ảnh chụp thiếu sáng,…
Các bài viết giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn: Bí kíp để có ảnh chụp môi đẹp và cuốn hút, Cách tạo dáng chụp ảnh đẹp khi mặc váy, Concept chụp ảnh tết sáng tạo,…
Trong nhiếp ảnh, chế độ đo sáng (metering mode) là cách thức máy ảnh xác định độ phơi sáng cho ảnh. Nó ảnh hưởng đến lượng ánh sáng thu được vào máy ảnh và quyết định độ sáng tối của bức ảnh cuối cùng.
Hầu hết các máy ảnh hiện đại đều có nhiều chế độ đo sáng khác nhau, mỗi chế độ phù hợp với các tình huống chụp ảnh khác nhau. Việc lựa chọn chế độ đo sáng phù hợp sẽ giúp bạn có được những bức ảnh với độ phơi sáng chính xác và như ý muốn.
Histogram trong máy ảnh số là một dạng biểu đồ biểu diễn sự phân bố mức độ sáng tối của một bức ảnh. Nó hiển thị số lượng điểm ảnh ở mỗi mức độ sáng khác nhau, từ đen tuyền (mức 0) đến trắng sáng (mức 255).
Biểu đồ cung cấp thông tin về cách hình ảnh đã được phơi sáng sau khi chụp. Nó hướng dẫn bạn cách điều chỉnh ánh sáng cho bức ảnh. Đối với người mới bắt đầu trong nghệ thuật chụp ảnh, việc hiểu biểu đồ này có thể khá khó khăn, nhưng không quá phức tạp như bạn nghĩ.
Các lựa chọn chế độ chụp ảnh sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh ba thông số về ánh sáng, bao gồm khẩu độ, tốc độ và ISO. Điều này rất quan trọng đối với người mới bắt đầu với máy ảnh vì nếu không hiểu rõ cách hoạt động của máy, ảnh chụp ra sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Một chiếc máy ảnh thông thường có nhiều chế độ chụp ảnh để bạn lựa chọn. Một số nhà sản xuất còn tích hợp chế độ tự động giúp người dùng làm quen với máy ảnh. Thông thường, có ba chế độ chụp ảnh cần biết: chế độ thủ công M, chế độ ưu tiên khẩu độ A và chế độ ưu tiên tốc độ S.
Chế độ thủ công M cho phép bạn kiểm soát toàn bộ thông số liên quan đến ánh sáng. Chế độ ưu tiên khẩu độ A cho phép bạn điều chỉnh khẩu độ trước khi chụp, trong khi máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ và ISO. Chế độ ưu tiên tốc độ S cho phép bạn kiểm soát tốc độ trước khi chụp, trong khi máy sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ và ISO.
Độ sâu trường ảnh là một khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh, đó là khoảng không gian trong ảnh mà các chi tiết được hiển thị rõ nhất. Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh bao gồm khẩu độ, tiêu cự của ống kính và khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể.
Để kiểm soát độ sâu trường ảnh, cách đơn giản nhất là điều chỉnh khẩu độ. Khi mở khẩu độ lớn (số F nhỏ), bạn sẽ có độ sâu trường ảnh hẹp; ngược lại, khi mở khẩu độ nhỏ (số F lớn), bạn sẽ có độ sâu trường ảnh rộng.
Trong thực tế, độ sâu trường ảnh hẹp thích hợp cho chụp ảnh chân dung với phông xóa, làm nổi bật chủ thể, trong khi độ sâu trường ảnh rộng thì phù hợp cho chụp phong cảnh, kiến trúc.
Điều chỉnh màu sắc trong ảnh có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại cần sự hỗ trợ từ chức năng cân bằng trắng. Chức năng này có khả năng điều chỉnh màu sắc tổng thể của bức ảnh, đảm bảo độ chính xác và cân đối của màu sắc khi phát hiện các điểm màu nóng hoặc lạnh trong ảnh.
Cân bằng trắng quyết định đến sự chính xác của màu sắc trong ảnh. Mặc dù con người có khả năng nhận biết màu sắc dưới ánh sáng khác nhau, máy ảnh kỹ thuật số không thể làm được điều đó. Chúng chỉ có thể đo lường nhiệt độ màu và cài đặt thông số để cân bằng trắng giúp kiểm soát màu sắc của vùng ánh sáng từ môi trường bên ngoài.
Tiêu cự dài của ống kính quyết định khả năng phóng đại cận cảnh, trong khi tiêu cự ngắn quyết định khả năng chụp toàn cảnh. Các loại tiêu cự khác nhau bao gồm:
Khi bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, người mới cần phải hiểu về hệ số Crop và FullFrame của máy ảnh. Hệ số Crop so với cảm biến Fullframe sẽ cho biết kích thước cảm biến của máy ảnh đó nhỏ hơn bao nhiêu và sự chênh lệch diện tích nhận sáng so với cảm biến Fullframe chuẩn.
Với cùng một ống kính có tiêu cự tương đương, máy ảnh có hệ số Crop lớn hơn sẽ tạo ra khung hình và góc chụp hẹp hơn, giúp tạo ra hiệu ứng phóng to đối tượng hơn.
Các bộ lọc phân cực chỉ cho ánh sáng đi vào ống kính từ một hướng nhất định. Điều này giúp loại bỏ hiện tượng lóa và phản xạ không mong muốn từ các bề mặt kim loại và phi kim loại như nước, gương và thủy tinh. Việc loại bỏ những hiện tượng này sẽ làm cho màu sắc trong bức ảnh trở nên tự nhiên hơn và sống động hơn.
Bố cục là cách bạn sắp xếp các đối tượng và chủ thể trong khung hình. Một bố cục hình ảnh chuyên nghiệp có thể giúp bức ảnh của bạn trở nên rõ ràng về chủ đề và độc đáo hơn. Các quy tắc về bố cục dưới đây sẽ mang lại những gợi ý thú vị cho bạn.
Đây là một quy tắc về bố cục đầu tiên mà bất kỳ người mới nào cũng cần biết vì nó rất dễ thực hành. Theo quy tắc 1/3, khung hình của bạn sẽ được chia đều thành 9 hình chữ nhật nhỏ theo hai đường dọc và hai đường ngang. Bốn đường này sẽ giao nhau tại 4 điểm đối xứng và đó chính là vị trí bạn đặt chủ thể vào khung hình.
Điều này là quy tắc đưa ánh mắt của bạn vào điểm nổi bật trong bức ảnh. Nếu bạn hiểu rõ nguyên tắc này, bạn sẽ biết cách mà người khác nhìn vào bức ảnh của bạn. Tương tự, bạn cũng biết cách chọn vị trí trong khung hình để thu hút sự chú ý của người xem vào điểm mà bạn muốn họ chú ý trong bức ảnh.
Là một trong những nguyên tắc dễ áp dụng cho người mới bắt đầu trong nhiếp ảnh. Bạn có thể phát hiện các điểm đặc biệt của luật đường dẫn bằng cách tìm ra điểm đặc trưng của đối tượng. Mặc dù đơn giản, nhưng lại mang lại hiệu quả tốt nhất để tạo ra bức ảnh đẹp.
Việc đảm bảo sự cân đối trong hình ảnh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của nó. Sự cân đối ở đây có thể được hiểu là khả năng tạo ra sự cân bằng trong việc sắp xếp các yếu tố trong bức ảnh.
Một bức ảnh cân đối sẽ tạo ấn tượng tích cực đối với người xem. Bằng cách điều chỉnh và cân bằng các yếu tố trong hình ảnh, bạn có thể tạo ra một bức ảnh chuyên nghiệp và thu hút hơn.
Trong việc chụp ảnh người hoặc động vật, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ hướng nhìn của đối tượng. Khi xem ảnh, ánh mắt của chủ thể có thể thu hút sự chú ý của người xem và khiến họ tò mò về nơi mà ánh mắt của chủ thể đang nhìn vào trong bức ảnh.
Bằng học chụp ảnh cơ bản và thực hành thường xuyên, bạn có thể chụp ra những bức ảnh đẹp và lưu lại những khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống. Máy Ảnh Hoàng Tô, mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn cho quá trình tìm hiểu về nhiếp ảnh. Nếu thấy hữu ích, truy cập Chuyên mục kiến thức để xem nhiều hơn nhé!
Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật