Email: [email protected]
Email: [email protected]
Phần trên chúng tôi đã trình bày khái niệm về chức danh để quý khách hàng hiểu thế nào là chức danh.
Chức vụ là sự đảm nhiệm khi một người có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ: Bộ Trưởng….., Phó Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.
Do đó, có thể thấy trong một trường học mà hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Ngược lại, trường hợp hiệu trưởng tại một trường ngoài chức vụ “hiệu trưởng” và lại tham gia giảng dạy một số tiết học của nhà trường thì có thể hiệu trưởng ở đây có thể hiểu là vừa là chức danh vừa là chức vụ.
“Chức danh là vai trò, vị trí của một người được ghi nhận bởi tập thể, tổ chức như tổ chức xã hội hay doanh nghiệp.”
Một số loại chức danh mà chúng ta rất quen thuộc như giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ….
Chức danh tiếng Anh có nghĩa là title.
Chức danh nghề nghiệp có thể hiểu đơn giản là một tên gọi nhằm thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn của từng người trong lĩnh vực nghề nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, nhân viên…
Theo khoản 1 điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ gồm:
– Tên của chức danh nghề nghiệp.
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Do đó, thông thường chức danh của cá nhân sẽ gắn liền với chức vụ tuy nhiên một số trường hợp nhất định thì một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại.
Đây là tên gọi để chỉ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một người trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Chức danh chuyên môn được là căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ví dụ như: Chuyên viên IT, Nhân viên Marketing…
Chức danh khoa học được định nghĩa là tên gọi cần viết đúng theo thứ tự học hàm – học vị – ngành hoặc chuyên ngành. Trong đó, chức danh học hàm sẽ dựa vào tài năng, uy tín, cống hiến khoa học do Hội đồng khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm và đề nghị Nhà nước quyết định công nhận mà không cần phải qua thi cử.
Còn đối với học vị thì cần phải qua lớp đào tạo, có thể là bậc đại học hoặc cao học. Sau khi được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương đương thì sẽ được cấp các văn bằng liên quan khác của lĩnh vực bạn tham gia đào tạo.
Ví dụ cụ thể: Thay vì viết tiến sĩ – bác sĩ thì phải viết tiến sĩ y khoa (TS. Y khoa). Hoặc thay vì viết thạc sĩ – kiến trúc sư thì nên viết là thạc sĩ – kiến trúc (Ths. Kiến trúc)…
Từ những phân tích trên Công ty Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.
UBND tỉnh Hải Dương đã có Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 10/11/2023 ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí chức danh công chức cần tuyển dụng.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. UBND cấp xã xác định các điều kiện khác theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 36 Luật Cán bộ, công chức, bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 7 và khoản 2 điều 10 của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
- Ngoài điều kiện quy định tại như trên, đối với chức danh Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 điều 7 và khoản 1 điều 10 của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
- Các chức danh công chức cấp xã thực hiện tuyển dụng thông qua thi tuyển gồm: văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã thông qua hình thức xét tuyển được thực hiện theo từng nhóm đối tượng sau đây:
+ Người đủ điều kiện xét tuyển công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã theo quy định tại điều 5 Quy chế này.
+ Người tốt nghiệp đại học loại xuất sắc; người có trình độ thạc sĩ, người có trình độ tiến sĩ phù hợp với chuyên môn của các chức danh công chức cấp xã: Văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.
Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 25/11/2023 và thay thế Quyết định số 42/2020/QĐ-UBND ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức cấp xã.
Chức danh và chức vụ là khái niệm mà nhiều người thường cho là giống nhau và có thể thay thế cho nhau. Thực tế có đúng như vậy? Chức danh là gì và chức vụ là gì? Bài viết này sẽ đem đến câu trả lời để bạn có thể hiểu rõ hơn.
Hiệu trưởng là một chức vụ bởi có thể thấy hiệu trưởng là vị trí quan trọng trong trường học, nắm giữ nhiều nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.
Để giữ được chức vụ hiệu trưởng, cá nhân phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân theo quy định của pháp luật. Sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một giáo viên. Mà giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật. Do đó có thể hiểu rằng hiệu trưởng có thể vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chức danh là gì và phân biệt được giữa chức danh và chức vụ. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!
Để xác định nhân viên là chức danh hay chức vụ thì phải gắn liền với vị trí cụ thể nào đó. Nhưng bạn có thể dựa vào tiêu chí như nhân viên này được xã hội công nhận thông qua quá trình gì, nhân viên này đảm nhận vấn đề gì, họ có đảm nhận tốt vai trò của mình hay không. Và thường trong công ty hay tổ chức khi nói đến chức vụ sẽ được hiểu là người nắm giữ những vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức. Do đặc điểm cuối cùng này nên nhân viên trong thực tế chỉ là chức danh chứ không phải chức vụ.
Theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Chức danh chuyên môn là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.