Người con đi theo cùng hồ sơ bảo lãnh của đương đơn chính phải độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu người con "quá tuổi" hoặc kết hôn trong quá trình bảo lãnh sẽ không được phép đi tiếp cùng đương đơn nữa.
Người con đi theo cùng hồ sơ bảo lãnh của đương đơn chính phải độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu người con "quá tuổi" hoặc kết hôn trong quá trình bảo lãnh sẽ không được phép đi tiếp cùng đương đơn nữa.
Người được bảo lãnh từ Việt nam thường có con đi theo ngoài bản thân. Những người con này phải độc thân và dưới 21 tuổi. Luật Di trú Mỹ định nghĩa “con” là người độc thân dưới 21 tuổi. Nếu con của bạn kết hôn thì sẽ bị tước đi tình trạng “con độc thân dưới 21 tuổi” và cũng không được phép đi tiếp cùng đương đơn.
Những người con giữ tình trạng độc thân mà tuổi thực quá 21 vào ngày lúc hồ sơ bảo lãnh đáo hạn visa vẫn có thể được đi cùng nếu tính tuổi CSPA nhỏ hơn 21. Trong đó, các diện sau thường thường sẽ xuất hiện tình trạng bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi.
Cách tính tuổi CSPA không áp dụng cho trường hợp trẻ em đi theo của diện K1, K3 (diện K2, K4) vì những diện này không nằm trong diện visa định cư hay điền đơn I-130 như các diện bảo lãnh khác.
Công thức tính tuổi CSPA như sau:
Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn (1) – Thời gian chờ đợi được phê duyệt (2) = Tuổi CSPA
Ví dụ: Bạn đang 21 tuổi và 4 tháng nhưng hồ sơ di trú của bạn mất 6 tháng xử lý. Vậy tuổi CSPA của bạn sẽ là: 21 năm 4 tháng – 6 thàng = 20 năm 10 tháng.
(1) là tuổi tại thời điểm visa đáo hạn. Tuổi vào ngày đầu tiên (ngày 1 tây) của tháng mà lịch visa đáo hạn được áp dụng
(2) là thời gian chờ đợi phê duyệt, có thể hiểu là thời gian giữa ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận và ngày Sở Di trú nhận được đơn bảo lãnh.
Thời gian chờ đợi chấp thuận được tính theo công thức sau:
Ngày chấp thuận – ngày nộp hồ sơ – thời gian chờ đợi chấp thuận.
Ví dụ: Mẹ bạn nộp hồ sơ di trú vào ngày 01/02/2021. Sở Di trú Hoa Kỳ nhận phê duyệt ngày 01/08/2021. Áp dụng công thức nói trên, bạn sẽ có thời gian chờ đợi chấp thuận là 6 tháng.
Trên đây là về cách tính tuổi bảo lãnh đi mỹ cho con độc thân dưới 21 tuổi bằng công thức tính tuổi CSPA.
Tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày đầu tiên (ngày 1) của lịch đáo hạn phỏng vấn visa do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố. Nghĩa là bạn sẽ bị khóa tuổi vào ngày 1 của tháng hồ sơ được giải quyết trên bảng A. FINAL ACTION DATES FOR FAMILY-SPONSORED PREFERENCE CASES (Lịch phỏng vấn cấp visa).
Bên cạnh đó, việc khóa tuổi không dựa vào ngày hoàn tất hồ sơ hay ngày phỏng vấn thị thực định cư (ngày nhận thư complete từ NVC) (Lãnh sự quán Mỹ). Nếu lịch visa của bạn là tháng 9/2020 (diện F4) thì đến ngày 22/9/2020 hồ sơ của bạn vẫn có ngày ưu tiên là 20/9/2020. Do đó, tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày 01/09/2020.
Trên đây là tính tuổi CSPA con độc thân dưới 21 tuổi đối với các diện bảo lãnh F3, F4, F2A. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc gặp khó khăn nào trong quá trình làm thủ tục bảo lãnh, định cư hãy liên hệ ngay với Viva Consulting qua hotline 028 3930 44 99 để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.
Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn (1) – Thời gian chờ đợi được phê duyệt (2) = Tuổi CSPA
Chọn nhu cầu tư vấnĐịnh cưDu lịchLàm việcHồ sơ bảo lãnhDu học trung họcDu học cao đẳng - đại họcDu học sau đại họcDu học hèDịch vụ hỗ trợTiếng Anh
Tại quốc giaMỹCanadaÚcAnhSingaporePhilippinesNew ZealandChâu ÂuKhác
Văn phòng ImmiPath gần bạn nhấtVăn Phòng TP.HCMVăn Phòng Đà NẵngVăn Phòng Hà NộiVăn Phòng HuếVăn Phòng MỹVăn Phòng Canada
Đạo luật CSPA là gì?Đạo luật CSPA năm 2002 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/8/2002. Đạo luật này nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi cho một số đương đơn đã bị “quá tuổi” (quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực) do các trì hoãn về hành chính trong tiến trình thị thực.
Để hội đủ điều kiện áp dụng CSPA, Quý vị cần phải hội đủ hai tiêu chuẩn:
1. Tuổi tính theo công thức CSPA của Quý vị phải dưới 21.
2. Quý vị phải có động thái yêu cầu CSPA trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt giải quyết.
Tuổi theo đạo luật CSPA là kết quả từ việc lấy tuổi thực sự của đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ đi tổng số ngày hồ sơ bảo lãnh phải chờ được thụ lý tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) (tính từ ngày USCIS nhận hồ sơ cho đến khi hồ sơ được chấp thuận, bao gồm toàn bộ thời gian xem xét hành chính).
Tuổi đương đơn vào ngày hồ sơ đến lượt giải quyết – (Ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận – Ngày Sở Di trú nhận đơn bảo lãnh) = Tuổi CSPA
Nếu đương đơn tin rằng con mình có thể đủ điều kiện áp dụng CSPA, vui lòng liên hệ với lãnh sự quán Hoa Kỳ qua mẫu đơn trực tuyến để tiến hành yêu cầu CSPA. Xin đính kèm khai sanh của tất cả các con cần tính tuổi trong mẫu đơn trực tuyến.
Tuy nhiên trong một số trường hợp như hồ sơ bảo lãnh định cư theo diện làm việc dựa theo giấp phép lao động, ngày ưu tiên sẽ không phải là ngày mở hồ sơ bảo lãnh. Ngày mở hồ sơ bảo lãnh và ngày hồ sơ được chấp thuận sẽ là những ngày được sử dụng trường hợp này. Thời gian chờ đợi để được cấp giấy phép lao động hay thời gian chờ để hồ sơ được đến lượt giải quyết sẽ không được áp dụng khi tính tuổi đương đơn theo đạo luật này.
Cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ không thể tính tuổi của đương đơn theo điều luật CSPA cho đến khi ngày ưu tiên của hồ sơ đến lượt giải quyết và hồ sơ đang ở văn phòng Lãnh sự chờ ngày phỏng vấn các đương đơn. Khi đó, đương đơn nào nghĩ rằng mình đủ tiêu chuẩn theo điều luật này có thể liên hệ với cơ quan Lãnh sự Hoa Kỳ ít nhất 3 ngày trước ngày phỏng vấn.
Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tính tuổi theo điều luật CSPA cho tới khi nhận được đơn (bao gồm phí). Tất cả các đương đơn phải có những giấy tờ sau:
- Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử DS-260 (Nếu đương đơn không điền được đơn DS-260, văn phòng Lãnh sự sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi tính tuổi theo điều luật CSPA).
- Hộ chiếu còn hiệu lực và khai sinh.
- Bằng chứng về tình trạng hôn nhân hiện tại của đương đơn xin tính tuổi CSPA và đương đơn chính, chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, hoặc quyết định ly hôn.
- Lệ phí cấp xét thị thực không hoàn lại 325 đô la Mỹ (nếu lệ phí này chưa được đóng tại NVC).
Ghi chú: Đạo luật CSPA không áp dụng cho thị thực diện K-1 hôn phu/hôn thê và thị thực diện trẻ lai. Đối với thị thực bảo lãnh gia đình diện không ưu tiên và diện làm việc, thị thực trúng thưởng, và thị thực định cư đặc biệt, đương đơn phải theo đuổi hồ sơ để có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ được giải quyết. Yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm không áp dụng cho các loại thị thực ưu tiên IR hay IB. Thông thường yêu cầu theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm có nghĩa đương đơn phải nộp DS-260 trong vòng một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết.
Để biết thêm thông tin về CSPA, vui lòng truy cập các trang web sau:
https://www.uscis.gov/green-card/green-card-processes-and-procedures/child-status-protection-act/child-status-protection-act-cspa
https://vn.usembassy.gov/vi/visas-vi/immigrant-visas-vi/cspa-vi/
Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.
Nếu bạn hoặc người thân gặp phải trường hợp người đi theo định cư trên 21 tuổi do hồ sơ xử lý quá lâu thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tính tuổi CSPA con độc thân dưới 21 tuổi, thời điểm khóa tuổi và diện bảo lãnh có áp dụng luật CSPA.
Theo Sở Di trú Hoa Kỳ, “trẻ em” đi cùng đương đơn định cư được định nghĩa là người độc thân dưới 21 tuổi. Đến tháng 8/2002, bất kỳ trẻ em nào trên 21 tuổi trước khi trở thành thường trú nhân thì sẽ không được xem là trẻ em theo mục đích định cư di trú. Tình trạng này được xem là “quá tuổi”.
Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng có nhiều trường hợp quá tuổi vì thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, dẫn đến số lượng hồ sơ chưa giải quyết tăng cao. Vì vậy, đạo luật CSPA – với cách tính tuổi CSPA giúp vệ tình trạng trẻ em ra đời để bảo vệ việc xếp loại diên di dân của một đối tượng được xem là trẻ em khi “quá tuổi” do thời gian xét duyệt quá lâu.