2022 Năm Bội Thu Cho Xuất Khẩu Gạo Việt Nam

2022 Năm Bội Thu Cho Xuất Khẩu Gạo Việt Nam

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là 142.779 lao động, đạt 158,64% kế hoạch được giao, bằng 316,87% so với năm 2021. Trong đó, 3 thị trường tuyền thống là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam. Cụ thể, Nhật Bản tiếp nhận 67.295 lao động Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận 58.598 lao động, Hàn Quốc tiếp nhận 9.968 lao động.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là 142.779 lao động, đạt 158,64% kế hoạch được giao, bằng 316,87% so với năm 2021. Trong đó, 3 thị trường tuyền thống là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam. Cụ thể, Nhật Bản tiếp nhận 67.295 lao động Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận 58.598 lao động, Hàn Quốc tiếp nhận 9.968 lao động.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Chiều 13/01, Việt Nam xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên của năm 2021 đến Malaysia và Singapore với số lượng 1.600 tấn.

Malaysia và Singapore là hai thị trường thuộc nhóm 10 nước có kim ngạch lớn nhất trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tại buổi lễ xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021, tới dự và phát biểu, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, xuất khẩu gạo trong năm 2021 vẫn tiếp tục tăng, ngoài các thị trường truyền thống thì các thị trường tiềm năng sẽ có nhiều khởi sắc.

Lô gạo đầu tiên năm 2021 của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia và Singapore có giá bán khá cao, gồm 2 loại gạo: Jasmine 85 với giá 680 USD/tấn và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn, do Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An thực hiện.

Đây được xem như một tín hiệu đáng mừng ngay sau khi chúng ta ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ngày 15/11/2021 bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, trong đó 5 quốc gia ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do.

Lô gạo đầu tiên cũng mở ra kỳ vọng vào một năm xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc sau những khó khăn về dịch bệnh và thời tiết năm 2020.

Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu được 6,15 triệu tấn gạo với giá trị ước đạt trên 3 tỷ USD, tăng 9,3% về giá trị dù khối lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt hàng gạo được coi là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản Việt năm 2020.

Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt nhóm hàng lúa gạo đang được hưởng những lợi thế lớn chưa từng có khi tham gia các FTA song phương và đa phương. Dự báo quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu giữ vững khi thị trường xuất khẩu chính của nước ta như Philippines và châu Phi vẫn tiếp tục ký hợp đồng mua gạo với Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều sản phẩm gạo ngon hàng đầu thế giới như: ST 24, ST 25..., đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm gạo Việt Nam. Cùng với đó là nhu cầu mua và dự trữ lương thực tăng, từ đó tạo nên nhiều cơ hội xuất khẩu gạo cho Việt Nam.

Trong năm 2021, để khai thác hết ưu điểm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, VKFTA... Việt Nam cần tiếp tục gia tăng lượng xuất khẩu gạo. Đặc biệt, UKVFTA đi vào thực thi từ ngày 01/01/2021 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hóa, nhất là nông sản Việt rộng cửa vào thị trường khó tính như Anh quốc. Gạo Việt Nam xuất khẩu vào Anh quốc sẽ được giảm thuế về 0% và không có giới hạn về hạn ngạch.

Vì thế, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và chính quyền địa phương để mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định giá trị gạo Việt. Nếu tận dụng tốt các cơ hội này, năm 2021 Việt Nam có thể xuất khẩu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, thị trường gạo trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội với những thuận lợi và giá cả tốt. Thị trường xuất khẩu gạo nước ta tuy có những khó khăn cần khắc phục, nhưng với tín hiệu tốt đầu năm 2021 kỳ vọng một năm đầy triển vọng phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng./.