Xuất Khẩu Hàng Ra Nước Ngoài

Xuất Khẩu Hàng Ra Nước Ngoài

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài là hoạt động không thể thiếu trong thời kỳ mở cửa quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước trên thế giới.

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài là hoạt động không thể thiếu trong thời kỳ mở cửa quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước trên thế giới.

Bước 3: An toàn hơn khi mua bảo hiểm cho hàng hóa

Khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bạn nên quan tâm đến điều kiện giao hàng. Hiện nay, có 2 điều kiện giao hàng FOB và CIF được sử dụng phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Với điều kiện FOB, bên bán sẽ hết trách nhiệm của mình khi hàng hóa được giao qua lan can tàu và không phải mua bảo hiểm cho hàng hóa cũng như chi phí vận chuyển quốc tế. Nếu doanh nghiệp lựa chọn điều kiện giao hàng CIF, thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và vận chuyển quốc tế cho hàng hóa.

Doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức giao hàng theo điều kiện CIF, để có thể chủ động hơn trong thời gian vận chuyển hàng hóa. Khi mua bảo hiểm doanh nghiệp sẽ được nhận bồi thường trong trường hợp phát sinh bất kỳ rủi ro nào trong khi vận chuyển hàng hóa.

Hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, chất lượng Những mặt hàng xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy hải sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan căn cứ theo quy định. Những mặt hàng này sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục, quy định về thủ tục, hồ sơ và tiêu chuẩn cụ thể của từng mặt hàng. Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩn, phải kiểm dịch y tế, phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý cần phải công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật hay an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, phòng chống việc chuyền tải bất hợp phá và bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chống các gian lận thương mại, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương với từng thời kỳ cần quy định cửa khẩu xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa được xuất khẩu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài mà chúng tôi muốn cung cấp tới cho bạn. Nếu qua bài viết này bạn vẫn còn vướng mắc nào hay liên hệ với chúng tôi OZ Freight hoặc comment dưới bài viết này để được tư vấn kỹ hơn.

OZ Việt Nam tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn đang có nhu cầu.

Về vấn đề này, Cục Hải quan Đồng Nai trả lời như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định:

“Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh”.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương quy định:

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;

b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.

Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng tôm khô, cá khô, nước mắm, rau củ sấy không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được phép xuất khẩu các mặt hàng trên không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp phép quyền xuất khẩu mới được mua hàng tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài. Lưu ý mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.Trường hợp công ty chưa được cấp phép quyền xuất khẩu, công ty phải làm hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thực hiện quyền xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công Thương.

Cùng Melody Logistics tìm hiểu về khái niệm hàng xuất khẩu và quy trình vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài qua bài viết sau nhé.

Khái niệm về hàng xuất khẩu không còn quá xa lạ, tuy nhiên các thông tin hiện nay chỉ đang liệt kê thông tin, định nghĩa về hàng xuất khẩu theo cách nghĩ của từng cá nhân, chứ không được hệ thống rõ ràng. Vì vậy, để giúp các bạn có kiến thức chuẩn và chính xác về hàng xuất khẩu, Melody Logistic xin chia sẻ bài viết được phân tích dưới đây. Cùng theo dõi nhé.

Hàng xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia cụ thể nhưng được phân phối, tiêu dùng ở một quốc gia khác. Hàng xuất khẩu theo dạng hàng hóa được gọi là hàng xuất khẩu hữu hình và theo dạng dịch vụ được gọi là hàng xuất khẩu vô hình.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tham khảo ví dụ như sau:

Trong kinh tế nhà nước, xuất khẩu và nhập khẩu được xem là 2 giá trị quan trọng biểu thị cán cân thanh toán của một quốc gia. Khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài, chúng ta cần một lượng ngoại tệ để thanh toán. Thì xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ đem về một lượng ngoại tệ giúp thanh toán chi phí nhập khẩu hoặc tạo ra lợi nhuận cho quốc gia đó. Lúc này sẽ hình thành khái niệm nhập siêu hoặc xuất siêu.

Nhờ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, quốc gia đó có thể nâng cao được sản lượng sản xuất, thu nhập quốc dân của bản thân.