Tuân Thủ Pháp Luật Là Một Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Trong Đó

Tuân Thủ Pháp Luật Là Một Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Trong Đó

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Các hình thức thực hiện pháp luật

- Bản chất giai cấp của pháp luật: Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. - Bản chất xã hội của pháp luật. + Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. + Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

- Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết. - Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức, văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân

Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về tuân thủ pháp luật và những vấn đề liên quan đến nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân, bài viết tập trung làm rõ khái niệm tuân thủ pháp luật, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân.

1. Khái niệm, đặc điểm của tuân thủ pháp luật

1.1. Tuân thủ pháp luật với ý nghĩa là một trong những hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật gồm 04 hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Việc phân chia thành 04 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ có tính chất tương đối, có ý nghĩa chính về mặt lý luận bởi các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên trong thực tiễn không tồn tại riêng lẻ, mà thường được tiến hành đồng thời, chúng “lồng chứa” vào nhau, hình thức này lại bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, hành vi áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về viên chức cần phải tuân thủ, chấp hành các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật[1]. Tuân thủ pháp luật là một trong 04 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.

1.2. Tuân thủ pháp luật với ý nghĩa thực hiện pháp luật của người dân

Theo phương diện này, tuân thủ pháp luật là hoạt động nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, biến quy định pháp luật trở thành hành vi của các chủ thể. Cụ thể, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Tuân thủ pháp luật là giữ và làm đúng quy phạm do Nhà nước ban hành có hiệu lực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ trật tự xã hội”[2]. Trong đó, pháp luật là “những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành, mọi công dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội”; tuân thủ là “giữ và làm đúng các quy phạm”; thực hiện là “làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động cụ thể” hoặc “làm theo trình tự, phép tắc nhất định”. Có thể thấy, ở góc độ ngôn ngữ chuyên ngành luật, khái niệm tuân thủ pháp luật có sự phân biệt rõ ràng giữa thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật (thi hành pháp luật là một hình thức cụ thể của thực hiện pháp luật). Tuy nhiên, ở góc độ ngôn ngữ phổ thông, khái niệm tuân thủ pháp luật thường được sử dụng không phân biệt với thực hiện pháp luật, được hiểu là mọi hành vi của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ. Tóm lại, tuân thủ pháp luật theo nghĩa thực hiện pháp luật của người dân là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

2. Nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân

Hiệu quả tuân thủ pháp luật, hiểu theo cách đơn giản nhất, đó chính là những gì mà văn bản đó có thể đem lại trong cuộc sống, là kết quả của sự tương tác giữa pháp luật và xã hội, bởi chức năng chính của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để đánh giá về tính hiệu quả tuân thủ pháp luật cần xác định những tiêu chí như: Trạng thái ban đầu của các quan hệ xã hội khi pháp luật chưa điều chỉnh; mục đích, yêu cầu của pháp luật; những chuyển biến thực tế nhờ sự điều chỉnh của pháp luật trong đời sống xã hội; lợi ích xã hội đạt được trong thực tế. Nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật được hiểu nghĩa là nâng cao kết quả của sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã hội so với các yêu cầu, mục tiêu khi ban hành văn bản đó. Như đã phân tích, hiệu quả tuân thủ pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố xuất phát từ chính nội tại hệ thống các quy phạm pháp luật và cả các nguyên nhân tác động từ bên ngoài.

Để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: (i) Chất lượng của hệ thống pháp luật; (ii) Ý thức của người dân về thực thi pháp luật, sự am hiểu cần thiết để thi hành pháp luật, đồng thời, chế tài phải đủ mạnh để răn đe tránh vi phạm pháp luật; (iii) Tính hợp lý của quá trình tổ chức, giám sát tuân thủ pháp luật. Ngoài các yếu tố trên, các điều kiện vật chất và tinh thần cũng cần thiết để thực thi pháp luật. Kinh nghiệm cho thấy, trong tình trạng bần cùng và đói khổ quá mức, pháp luật sẽ khó được thực thi (lũ lụt, thiên tai, thiếu đói…).

Để cải thiện chất lượng thực thi và tuân thủ pháp luật từ phía người dân, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi để pháp luật đi vào cuộc sống. Trong điều kiện hiện nay, để có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền cần chú ý một số công việc cụ thể như: (i) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược pháp luật, các chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (ii) Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (iii) Có những biện pháp để nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội với tư cách là cơ quan có chức năng chuyên làm luật; (iv) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (v) Nâng cao chất lượng, năng lực của các cơ quan pháp chế bộ, ngành trong việc ban hành văn bản pháp quy; (vi) Nhà nước cần thường xuyên tổ chức công tác rà soát, hệ thống hóa pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật[3].

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu quả tuân thủ cao khi được các cơ quan thực thi tổ chức thực thi, tuân thủ một cách nghiêm túc và triệt để.

Thứ ba, tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Để nâng cao ý thức pháp luật, cần phải không ngừng bồi dưỡng, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân thông qua một số biện pháp như[4]: (i) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật để nhân dân hiểu đầy đủ nội dung của các văn bản pháp luật được ban hành trong từng giai đoạn; (ii) Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống giáo dục quốc dân; (iii) Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp lý có năng lực và trình độ, có phẩm chất chính trị và phong cách làm việc tốt để bố trí vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế; (iv) Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách tích cực vào việc soạn thảo, thảo luận đóng góp ý kiến về các dự án pháp luật, thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân; (v) Thực hiện kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hóa, nâng cao trình độ chung của nhân dân.

Thứ tư, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân. Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố, đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục[5]. Nhìn chung, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần: Đúng nội dung - đúng đối tượng - đúng mục đích - đúng lộ trình để bảo đảm vai trò cũng như hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh hành vi và nhận thức của các tầng lớp nhân dân.

TS. Nguyễn Thị Hồng Yến & TS. Mạc Thị Hoài Thương Đại học Luật Hà Nội

(nguồn: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=723P   [1]. Nguyễn Thị Thu Hương, Quan điểm về các hình thức thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học, Tạp chí Công Thương, tham khảo tại http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-diem-ve-cac-hinh-thuc-thuc-hien-phap-luat-ve-vien-chuc-trong-truong-dai-hoc-71626.htm. [2]. Hoàng Phê, Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức. [3]. Vũ Thị Hoài Phương, Nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tại http://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-y-thuc-phap-luat-nham-xay-dung-loi-song-tuan-thu-phap-luat-cua-nhan-dan-trong-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-190707, truy cập ngày 20/02/2021.

[4]. Vũ Thị Hoài Phương, Nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. [5]. Lương Văn Đăng, Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật, Tạp chí Quản lý nhà nước, tại https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/09/21/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-tuyen-truyen-pho-bien-va-thuc-thi-phap-luat/, truy cập ngày 20/02/2021.

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình, nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.