Muốn hiểu rõ và giải quyết vấn đề, mỗi người phải nhận thức và đánh giá được vấn đề đó. Để nhìn nhận vấn đề khách quan và phản biện lại ý kiến của chính mình và người khác một cách đúng đắn thì trước hết người đó phải là người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn hay lĩnh vực khác. Có đủ nền tảng kiến thức thì con người ta sẽ giải quyết được vấn đề. Đây chính là cách học tư duy phản biện có hiệu quả. Ngược lại, thiếu kiến thức thì mọi người dễ đi vào bế tắc.
Muốn hiểu rõ và giải quyết vấn đề, mỗi người phải nhận thức và đánh giá được vấn đề đó. Để nhìn nhận vấn đề khách quan và phản biện lại ý kiến của chính mình và người khác một cách đúng đắn thì trước hết người đó phải là người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn hay lĩnh vực khác. Có đủ nền tảng kiến thức thì con người ta sẽ giải quyết được vấn đề. Đây chính là cách học tư duy phản biện có hiệu quả. Ngược lại, thiếu kiến thức thì mọi người dễ đi vào bế tắc.
Một trong những rào cản ngăn chúng ta không phát triển hết khả năng tư duy phản biện chính là áp đặt suy nghĩ chúng ta một cách bó buộc.
Khi quá thụ động trong mọi ý kiến hay bám víu những thành kiến chủ quan của mình, không ham học hỏi hay có học hỏi nhưng không áp dụng tiếp thu ý kiến đó .
Phải giữ một thái độ tích cực và có sự khách quan cao để có tư duy phản biện tốt nhất và luôn có hướng giải quyết mọi vấn đề một cách khéo léo qua ngôn ngữ cũng như các kỹ năng mà bản thân có để hiệu quả đem lại cao
Khi chính các bạn trẻ làm chủ cuộc sống của mình, khi tự mình làm chủ trong suy nghĩ hay hành động của bản thân.
Để kiểm soát cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa hơn, các bạn trẻ cần nhận rõ giá trị của bản trong việc tỉnh táo đưa ra những quyết định và tư duy phản biện sẽ giúp các bạn thực hiện điều này một cách hợp lý nhất.
Tư duy phản biện tốt là lúc các bạn tự nhận thức được bản thân phải nói gì, biết được rõ khả năng bản thân có làm được không và tư duy phản biện sẽ cho bản thân biết được chính con người bạn giỏi ở đâu khi kết quả đem lại tốt hay xấu.
Để rèn luyện tư duy phản biện chúng ta cần phải đặt ra các câu hỏi giả định và lật lại vấn đề. Các câu hỏi giả định được đặt ra luôn xoay quanh đến vấn đề. Điều này giúp các vấn đề được hiểu rõ, chi tiết hơn. Thêm vào đó, câu hỏi giả định còn giúp bản thân phát triển khả năng phản biện qua việc đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề đó.
Sau khi có được các đánh giá riêng thông qua câu hỏi giả định, mọi người nên xem xét lại vấn đề một lần nữa. Điều đó giúp mọi người có thể phát hiện ra lỗ hổng trong cách suy nghĩ, lập luận.
Tư duy phản biện không thể không nói đến việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong mọi chuyên môn.
Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn trước những tình huống hay thông tin mà họ tiếp xúc sẽ dần phát triển kỹ năng tư duy, tìm tòi về các vấn đề liên quan để đặt cho chính bản thân mình hay đặt cho người đối diện.
Nhìn vào những câu hỏi đưa ra người ta cũng phần nào đánh giá được chất lượng phản biện của bạn có tốt và hiệu quả hay không. Vậy nên việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để cuộc nói chuyện hay trao đổi thông tin không bị nhàm chán, có sự tương tác giữa người nghe người nói, khiến cho buổi thảo luận trở nên hấp dẫn với những người có kiến thức sâu rộng.
Các bạn trẻ chỉ cần chăm chỉ, chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, ngay cả những câu hỏi không hiểu trong việc học tập cho thầy cô giải đáp cũng góp phần nhớ kiến thức tốt hơn, phát triển về tư duy phản biện một cách hiệu quả.
Khả năng giao tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tư duy biện chứng. Nếu bạn tiến hành một cuộc đối thoại hòa nhã, biết lắng nghe và dẫn dắt câu chuyện sẽ giúp người đối diện dễ dàng thấu hiểu nội dung muốn truyền tải, qua đó tăng tính thuyết phục họ chấp thuận quan điểm bạn đưa ra hơn.
Khi đối diện với một vấn đề nào đó, chắc chắn mỗi người sẽ có những ý kiến chủ quan riêng mà không xét tới đúng sai. Vậy vì sao ý kiến đó lại được hình thành?
Sở dĩ những ý kiến chủ quan của mỗi người theo giả thiết trên đây là do tư duy phản biện tự điều chỉnh mà ra, nghĩa là người đó sẽ tự đấu tranh tư tưởng với những quan điểm cá nhân của chính họ.
Sau đó sẽ tự đánh giá, nhận xét và đưa ra những lập luận mang tính thuyết phục để bảo vệ cho nhận định cá nhân của chính mình. Nhằm mục đích được mọi người xung quanh công nhận.
Cũng như các kỹ năng khác, để có được kỹ năng tư duy biện chứng, bạn phải rèn luyện thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích rèn luyện tư duy lập luận phản biện trở nên sắc bén và nhanh nhạy hơn:
Cũng tương tự như tư duy phản biện tự điều chỉnh, tư duy phản biện ngoại cảnh cũng xảy ra ở mỗi người, kết quả đánh giá trước 1 vấn đề của nhiều người sẽ không trùng khớp. Trong đó sẽ có những ý kiến đi lệch so với chân lý đã có từ trước, vậy tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ được thực hiện theo trình tự 3 bước sau đây:
- Đầu tiên là nhận thức: Sự nhận thức vấn đề chính là điểm khác biệt của vấn đề mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp một người có thể nhận thức được tổng thể ý kiến hay quan điểm của nhiều người.
- Tiếp theo là đánh giá vấn đề: Lúc này, bạn cần đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất dựa trên những ý kiến phản biện của người khác và chính mình.
- Cuối cùng là phản biện lại vấn đề: Sau khi đã nhận diện được vấn đề, có những đánh giá khách quan về vấn đề đó, một người có tư duy phản biện tốt sẽ thực hiện phản biện lại những ý kiến sai lệch từ người khác, đồng thời cũng đưa ra những thông tin đúng đắn, đúng với chân lý hơn để thuyết phục người nghe.
Bản chất của tư duy biện chứng là hướng đến các kỹ thuật lập luận tốt để tìm ra và thấu hiểu điều đúng đắn lẫn điều sai lầm. Song, không ít người cho rằng tư duy phản biện là cách để tìm ra lỗi sai trong lời nói của người khác. Việc suy nghĩ sai lầm về loại tư duy này khiến họ vận dụng sai hướng, luôn tìm mọi cách để bắt bẻ lỗi sai mà không suy nghĩ thấu đáo vấn đề. Điều này vô tình thể hiện tầm vóc kiến thức hạn hẹp, để lộ thái độ ganh đua thiệt hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của bản thân.
Do đó, để hiểu rõ tư duy phản biện (critical thinking) là gì và có hướng vận dụng đúng cách, ta cần tránh những sai lầm như:
Trong một tập thể, mọi người đều có kỹ năng tư duy khác nhau. Vì vậy, điều đó dễ dẫn tới bất đồng về ý kiến, quan điểm. Do vậy, mọi người đừng vội kết luận kết quả mà hãy phân tích lại vấn đề dựa trên tình hình thực tế. Xét tính đúng, sai của vấn đề dựa trên sự việc đã được chứng minh. Từ đó, tự đúc kết kiến thức cho bản thân mình.
Không nên kết luận vấn đề theo hướng cảm tính. Nó sẽ khiến kiến thức của bạn sai lệch và hạn hep. Hơn nữa, nó còn khiến bản thân mất tự tin khi trình bày quan điểm cá nhân.
Bài viết trên đây đã cung cấp các kiến thức để giải đáp Tư duy phản biện là gì. Đồng thời, bài viết đã đưa ra các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện đạt hiệu quả cao. Với các thông tin do Edumall.vn đem đến, hy vọng các bạn sẽ thu thập và bỏ túi được các kiến thức bổ ích cho bản thân mình.