Suất hay xuất là hai từ khá phổ biến nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách. Rất nhiều trường hợp “suất” và “xuất” bị sử dụng sai, không phù hợp. Chẳng hạn “đề suất hay đề xuất”, “suất cơm hay xuất cơm”, “xuất học bổng hay suất học bổng”,… Ngay bây giờ, hãy cùng Chanh Tươi Review đi tìm hiểu chi tiết và hiểu đúng ý nghĩa cũng như cách sử dụng của hai từ này nhé!
Suất hay xuất là hai từ khá phổ biến nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách. Rất nhiều trường hợp “suất” và “xuất” bị sử dụng sai, không phù hợp. Chẳng hạn “đề suất hay đề xuất”, “suất cơm hay xuất cơm”, “xuất học bổng hay suất học bổng”,… Ngay bây giờ, hãy cùng Chanh Tươi Review đi tìm hiểu chi tiết và hiểu đúng ý nghĩa cũng như cách sử dụng của hai từ này nhé!
Bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng từ suất hay xuất như thế nào cho đúng. Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu nhất, dễ gây tranh cãi nhất. Bạn cùng xem nhé!
"Đề xuất" là một phần quan trọng của quy trình đưa ra ý tưởng, giải pháp, hoặc các sáng kiến cải tiến cho một vấn đề cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề. Vậy, liệu "đề xuất" hay "đề suất" mới là từ đúng chính tả?
Theo phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng "đề xuất" là từ đúng, trong khi "đề suất" là từ sai và không mang ý nghĩa.
Sự nhầm lẫn này chủ yếu xuất phát từ cách phát âm giữa "s" và "x" khá giống nhau, làm cho nhiều người ở các địa phương phát âm không đồng đều giữa hai âm này và dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc sử dụng "đề xuất" và “đề suất.”
"Cơm suất" thường chỉ việc cơm được bán theo phần với giá cố định, ví dụ như phần cơm 25.000đ sẽ bao gồm cơm, rau, đậu, trứng với lượng nhất định.
Ngược lại, "xuất cơm" lại mang ý nghĩa là động từ, hành động xuất cơm - đưa cơm ra cho người nhận, người mua.
"Chiết xuất" là quy trình trong lĩnh vực sinh học và hóa học, nhằm tách một chất/sản phẩm từ chất/sản phẩm gốc ban đầu. Tùy trong từng trường hợp, từ chiết xuất có thể thuộc động từ hoặc danh từ.
"Chiết suất" của một vật liệu là đại lượng vật lý thể hiện khả năng làm biến đổi hướng của ánh sáng khi nó đi qua môi trường của vật liệu đó, có thể bị khúc xạ ở mặt phân cách. Được biểu thị bằng tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ pha của bức xạ điện từ trong vật liệu, thường được ký hiệu là n.
Trong 2 từ “xuất quà” và “suất quà” thì từ “suất quà” là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa. Nó có nghĩa là một phần quà đã được chuẩn bị trước đó, có thể có giá trị lớn hoặc nhỏ, về mặt vật chất hoặc tinh thần mang giá trị hỗ trợ.
“Suất học bổng” là từ viết đúng chính tả. Nó cũng khá giống với nghĩa “suất quà”, một phần quà, phần thưởng mà bạn nhận được nhưng thường có giá trị lớn hơn. Còn “xuất học bổng” là từ viết sai chính tả và không có nghĩa.
“Đột xuất” là một tính từ, được sử dụng để mô tả một sự kiện xảy ra bất ngờ mà không có sự chuẩn bị hay tính toán trước. Ví dụ như: đột xuất trời mưa, đột xuất thầy giáo xuất hiện, bài kiểm tra đột xuất,... Một số từ đồng nghĩa với đột xuất có thể kể đến như: Đột nhiên, đột ngột,...
Ngược lại, đột suất là một cụm từ không có ý nghĩa trong tiếng Việt, không xuất hiện và không được công nhận trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết.
Như vậy, có thể kết luận rằng "đột xuất" là từ đúng chính tả, trong khi "đột suất" là một sai lầm chính tả.
“Năng suất” là một danh từ, dùng để mô tả hiệu suất của lao động trong quá trình sản xuất và làm việc, được đánh giá thông qua số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực hiện trong một đơn vị thời gian cụ thể (ví dụ: Trả công theo năng suất lao động; tăng cường năng suất hoạt động của máy).
Ngoài ra, nó cũng áp dụng cho việc đo lường sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: Giống mía để đạt năng suất cao).
Ngược lại, từ "năng xuất" không mang ý nghĩa hay ứng dụng cụ thể nào.
"Sơ" có thể hiểu là sơ sót, thiếu sót. "Suất" có nghĩa là phần chia cho từng người theo mức đã định. Ví dụ: suất cơm (khẩu phần cơm đã được chia từ trước), suất học bổng (khoản tiền được cấp cho một học sinh, sinh viên,…), suất đất (phần đất được chia cho một người),…
Khi ghép hai từ này với nhau thành "sơ suất" có nghĩa là không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót. Một số từ đồng nghĩa với sơ suất là: sơ sẩy, sơ sểnh, sơ ý.
Ngược lại, khi ghép 2 từ sơ và xuất theo ý nghĩa mà Chanh Tươi Review đã trình bày ở đầu bài thì nó tạo thành một từ không có ý nghĩa.
Như vậy, sơ suất là từ viết đúng chính tả và có ý nghĩa.
"Sản" (động từ) là "làm sinh ra"; "xuất" là "ra". Do đó, từ "sản xuất" (động từ) có nghĩa là tạo ra của cải vật chất nói chung (ví dụ: Sản xuất lương thực); "sản xuất" (danh từ) để chỉ hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động (ví dụ: Sản xuất nông nghiệp).
Còn từ "sản suất" không có nghĩa.
Theo các từ điển, chỉ có từ “xác suất” (danh từ) để chỉ số đo phần chắc của một biến cố ngẫu nhiên (ví dụ: Kiểm tra xác suất; xác suất trúng thưởng không cao).
Còn các từ “xác xuất”, “sác suất” hay “sác xuất” đều không có nghĩa.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mọi người mắc phải sai lầm về chính tả, nhưng trong số đó, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự việc đáng tiếc này.
Để tránh bị sai chính tả, có những chú ý quan trọng mà mọi người cần lưu ý:
Cả hai từ suất hay xuất đều có ý nghĩa. Bạn cần lưu ý hiểu đúng nghĩa để sử dụng trong các trường hợp cụ thể nhé!
Cháu tôi 5 tuổi, những khi ra ngoài thường thích thú đánh vần và đọc những chữ viết trên pano, áp phích hay biển, bảng, băng rôn quảng cáo. Hôm đó khi qua một quán ăn, cháu thỏ thẻ: "Cờ ơm cơm, xờ uất xuất sắc xuất, cơm xuất!". Người Hà Nội phát âm hai ký tự "s" và "x" như nhau nên cả nhà không ai thấy vấn đề gì, cho đến khi tôi nhìn lên tấm bảng trước quán và giật mình thấy hai chữ "cơm xuất" trên đó.
Giật mình không phải vì phát hiện biển quảng cáo có lỗi chính tả (hiện tượng nhan nhản tại Thủ đô) mà vì bỗng nhận ra cái lỗi phổ biến mà nhiều người đã quen đến mức chẳng buồn nói nữa ấy có thể ảnh hưởng tai hại đến trẻ nhỏ, góp phần tiếp tục tạo ra một thế hệ sai chính tả mà không hề biết, do không phân biệt được âm "s" và "x" trong văn bản.
Hai chữ "cơm xuất" sai chính tả thế này có mặt ở rất nhiều nơi.
Trên thực tế, một số người lớn cũng không rõ viết "cơm suất" hay "cơm xuất" mới đúng. Trong một lần đi ăn trưa, tôi từng chứng kiến cuộc tranh cãi giữa mấy nhân viên văn phòng về chính từ này, khi họ đọc thông tin trên biển hiệu của quán ăn.
Tại sao phải viết "cơm suất” mới đúng? Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành), "suất" là phần chia cho từng người theo mức đã định; còn "xuất" có nghĩa là đưa ra để sử dụng, trái với "nhập".
Nghĩa của từ "suất" theo Từ điển tiếng Việt.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa từ "xuất".
Cơm suất là cơm được bán theo phần dựa trên các mức tiền khác nhau, ví dụ phần cơm 30.000 đồng sẽ có cơm, rau, đậu, trứng với lượng nhất định, phần cơm 50.000 đồng thì khách có thể chọn thịt quay, cá rán chẳng hạn. Như vậy, nếu viết "cơm xuất" sẽ là vô nghĩa.
Tương tự, từ "suất cơm" có nghĩa là phần cơm được chia theo mức đã định. Nếu muốn diễn đạt ý nghĩa đó mà viết "xuất cơm" là sai chính tả, thậm chí lúc này chữ "xuất" có thể bị hiểu nhầm thành động từ, theo nghĩa trái với "nhập" như đã nói trên.
"Suất" và "xuất" còn hay bị nhầm lẫn trong một số trường hợp khác. Rất nhiều người không thể phân biệt cách viết nào đúng giữa "suất ăn" và “xuất ăn", "sơ suất" và "sơ xuất", thậm chí cả "xuất phát điểm" và "suất phát điểm". Cũng phổ biến như thế là lỗi khi viết các từ chứa phụ âm "s" và "x" nói chung, như "xoay xở" hay bị viết sai thành "xoay sở", "sử dụng" bị viết thành "xử dụng", "ứng xử" thành "ứng sử", "xử lý" thành "sử lý"...
Đây là lỗi nhỏ, nhưng không nên coi là chuyện nhỏ khi lỗi này lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày, thường xuyên đến nỗi người ta có xu hướng quen dần rồi trở nên lẫn lộn, từ đúng thành sai và ngày càng nhiều người sai giống nhau.
Trong nhiều trường hợp, việc viết sai chính tả có thể dẫn đến những hiểu lầm tai hại, thậm chí dẫn đến tai nạn khi được sử dụng trong sách báo, văn bản hành chính... do "bút sa gà chết". Nhẹ hơn, nó tạo ra những tình huống bi hài khiến người viết muối mặt, kiểu như "Em sinh em đứng một mình cũng sinh" (viết đúng là "Em xinh em đứng một mình cũng xinh").
Và trong mọi trường hợp, việc viết sai chính tả thể hiện sự cẩu thả, thiếu tôn trọng tiếng Việt - ngôn ngữ tuyệt vời mà mỗi người Việt Nam đều thấy tự hào.
Bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
Công Ty TNHH Suất Ăn Công Nghiệp Cơm Vàng với đội ngũ quản lý, đầu bếp, nhân viên nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp suất ăn công nghiệp sẽ là sự lựa chọn đúng đắn của Quý khách. ✯✯✯ Chúng tôi luôn cam kết: ❶ Đảm bảo định lượng như đã cam kết ban đầu ❷ Sản xuất chế biến thực phẩm theo quy trình 1 chiều ❸ Hàng hóa đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng ❹ Đội ngũ Quản lý, Đầu bếp, Nhân viên được đào tạo chuyên sâu ❺ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22.000 Phục vụ cho các công ty, doanh nghiệp, văn phòng, trường học, khu công nghiệp,.. ✯✯✯ Trước khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý công ty sẽ được tư vấn miễn phí: ➥ Tư vấn khẩu phần ăn theo đặc thù ngành nghề ➥ Tư vấn thiết kế bếp ăn theo quy trình chế biến một chiều, phù hợp với quy định của Bộ Y tế ➥ Tư vấn chế độ dinh dưỡng phần ăn (Kcalo/ phần ăn) Quý khách có nhu cầu về Suất ăn công nghiệp tại Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. HCM, hãy liên hệ ngay Cơm Vàng để chúng tôi phục vụ nhanh nhất! ~~~~~~ Suất ăn công nghiệp Cơm Vàng lựa chọn tốt nhất cho những bữa ăn ~~~~~~