Nước Nào Thành Lập Đầu Tiên

Nước Nào Thành Lập Đầu Tiên

Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.

Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.

Làm thế nào để tự lập khi sống xa nhà lần đầu tiên

(KTSG Online) - Dù tình hình kinh tế nhiều khó khăn, nhưng khép lại năm 2023, TPHCM có đến hơn 53.000 doanh nghiệp được thành lập, đóng góp khoảng 1/3 doanh nghiệp mới của cả nước trong năm qua.

Đây cũng là năm đầu tiên lượng doanh nghiệp thành lập trên địa bàn thành phố cao vượt con số hơn 50.000.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, đã chia sẻ như trên tại buổi Tổng kết thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; quán triệt triển khai nhiệm vụ năm 2024 do UBND TPHCM tổ chức vào ngày 1-6.

Cụ thể theo bà Mai, lượng doanh nghiệp thành lập trong năm qua là 53.164, tăng 16,7% so năm năm trước đó, đóng góp khoảng 33,4% doanh nghiệp thành lập của cả nước.

Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2023, cả nước có 159.294 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 7,2% so cùng kỳ. Đây là mức cao kỷ lục và con số này gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022.

Bên cạnh đó, có 58.412 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, góp phần đưa số doanh nghiệp thành lập và tái gia nhập thị trường tiếp tục ở mốc hơn 200.000 doanh nghiệp, tăng 4,5% so cùng kỳ.

Nếu tính tổng số doanh nghiệp gia nhập mới, tái gia nhập thị trường, TPHCM đã đạt mốc kỷ lục với 66.239 doanh nghiệp, tăng 11,6% so với năm 2022. Số doanh nghiệp này cũng cao gấp 2 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường của năm 2023, và chiếm hơn 30% con số này của cả nước (217.700).

Bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố trong năm vừa qua tăng gần 50% so với năm trước đó. Cụ thể theo bà Mai, năm 2023, TPHCM đứng đầu cả nước với tổng số vốn đăng ký là 5,85 tỉ đô la và chiếm khoảng 16% vốn ngoại cam kết của 63 tỉnh thành cả nước (36,6 tỉ đô la ).

"Đây là một điểm sáng của môi trường đầu tư thành phố, khẳng định việc thực thi các cam kết của lãnh đạo TPHCM với các nhà đầu tư, doanh nghiệp", bà Mai nói.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20-12-2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỉ đô la, tăng 32,1% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỉ đô la, tăng 62,2%; số dự án đăng ký mới đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%.

Về đầu tư công, trong năm qua thành phố đã giải ngân được số vốn dự kiến gấp gần 2 lần kế hoạch vốn năm 2022.

Về các dự án đầu tư tư nhân có sử dụng đất, thành phố cũng đã chấp thuận 8 dự án cấp chủ trương đầu tư (với tổng vốn đầu tư là hơn 4.482,7 tỉ đồng, bằng 751,73 % so với cùng kỳ năm 2022), điều chỉnh tăng vốn cho 34 dự án… góp phần cho con số đầu tư vốn đầu tư xã hội của thành phố đạt gần 23% trong cơ cấu GRDP.

Với các kết quả trên, theo bà Mai, TPHCM đã khẳng định được vai trò vị thế là trung tâm kinh tế quan trọng hàng đầu cả nước, tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu là hạt nhân của vùng TPHCM và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước như Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu.

Năm 2024, TPHCM đặt yêu cầu nâng tốc độ tăng trưởng GRDP 7,5 – 8% (tăng 1,2-1,3 lần so với năm 2023). Để đạt được mục tiêu này, theo bà Mai, công tác thúc đẩy đầu tư công, tăng cường thu hút, hỗ trợ đầu tư tư nhân là những nhiệm vụ trọng tâm mà cả hệ thống chính trị của Thành phố phải quyết liệt thực hiện tốt hơn nữa.

Theo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, trong năm vừa qua, khó khăn của doanh nghiệp được phản ánh qua sự gia tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 20,5% so cùng kỳ. Cụ thể, năm 2023 cả nước có khoảng 172.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, là mức cao nhất kể từ năm 2017 đến nay.

Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 51,6%). Có khoảng 10% doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, thực sự chấm dứt hoạt động và rời khỏi thị trường, tương ứng khoảng 18.000 doanh nghiệp.