Một số dữ liệu gần đây đã phản ánh bức tranh kinh tế Mỹ có chiều hướng tích cực hơn so với các dự báo trước đó. Tăng trưởng GDP thực tế Quý II/2023 đạt 2,1% so với cùng kỳ năm 2022; dự báo GDP thực tế Quý III/2023 vẫn sẽ tiếp tục chiều hướng tăng trưởng tích cực, trong đó tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp đều tiếp tục tăng, trong khi tình trạng lạm phát đã được kiềm chế. Chỉ số lạm phát tổng thể hiện đang ở mức tăng 3,7% tháng 8/2023, nhích lên từ mức 3-3,2% trong 2 tháng trước đó (chủ yếu do giá năng lượng tăng trở lại), lạm phát lõi giảm về mức 3,2% tháng 8 (so cùng kỳ). Thị trường lao động vẫn tiếp tục được mở rộng (tháng 9 có thêm hơn 336.000 việc làm mới, từ mức 227.000 của tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3,8%). Trong bối cảnh một số nước, khu vực như Trung Quốc, EU vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thương mại Mỹ vẫn duy trì đà tích cực (xuất khẩu tháng 9/2023 của Mỹ đạt 256 tỷ USD, cải thiện so với mức 251 tỷ USD tháng 8 vày 248 tỷ USD tháng 5, tháng 6; trong khi nhập khẩu 3 tháng gần nhất xoay quanh mức 311-314 tỷ USD, giúp cán cân thương mại dần được cải thiện, ở mức thâm hụt 58,2 tỷ USD tháng 8/2020 – là mức thấp nhất kể từ 9/2020). Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng tiếp – tục là động lực thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế Mỹ; chỉ số PMI dịch vụ liên tục ở mức trên 50 điểm từ tháng 2/2023 đến nay và hiện là 50,1 điểm (9/2023).
Một số dữ liệu gần đây đã phản ánh bức tranh kinh tế Mỹ có chiều hướng tích cực hơn so với các dự báo trước đó. Tăng trưởng GDP thực tế Quý II/2023 đạt 2,1% so với cùng kỳ năm 2022; dự báo GDP thực tế Quý III/2023 vẫn sẽ tiếp tục chiều hướng tăng trưởng tích cực, trong đó tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp đều tiếp tục tăng, trong khi tình trạng lạm phát đã được kiềm chế. Chỉ số lạm phát tổng thể hiện đang ở mức tăng 3,7% tháng 8/2023, nhích lên từ mức 3-3,2% trong 2 tháng trước đó (chủ yếu do giá năng lượng tăng trở lại), lạm phát lõi giảm về mức 3,2% tháng 8 (so cùng kỳ). Thị trường lao động vẫn tiếp tục được mở rộng (tháng 9 có thêm hơn 336.000 việc làm mới, từ mức 227.000 của tháng trước; tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3,8%). Trong bối cảnh một số nước, khu vực như Trung Quốc, EU vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thương mại Mỹ vẫn duy trì đà tích cực (xuất khẩu tháng 9/2023 của Mỹ đạt 256 tỷ USD, cải thiện so với mức 251 tỷ USD tháng 8 vày 248 tỷ USD tháng 5, tháng 6; trong khi nhập khẩu 3 tháng gần nhất xoay quanh mức 311-314 tỷ USD, giúp cán cân thương mại dần được cải thiện, ở mức thâm hụt 58,2 tỷ USD tháng 8/2020 – là mức thấp nhất kể từ 9/2020). Lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng tiếp – tục là động lực thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế Mỹ; chỉ số PMI dịch vụ liên tục ở mức trên 50 điểm từ tháng 2/2023 đến nay và hiện là 50,1 điểm (9/2023).
Hai rủi ro chính vẫn được quan tâm hàng đầu: (1), xung đột địa chính trị; (2), nguy cơ giá dầu tăng vọt. Mặc dù có thể, nhưng có nhiều khả năng đây là một bước thụt lùi trong cuộc chiến chống lạm phát hơn là một yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Thứ nhất, cuộc chiến Nga – Ukraine, chiến tranh Israel – Hamas và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ. Đây là một cuộc đua gay cấn và nếu bên thua không chấp nhận kết quả bầu cử thì nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt nhiều bất ổn. Đấu tranh giữa hai đảng và rạn nứt trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng sẽ khiến lòng tin người tiêu dùng Mỹ giảm sút.
Thứ hai, nếu giá dầu tăng đột biến trong năm 2024 sẽ đưa nước Mỹ trở lại môi trường lạm phát vào cuối năm 2021 và 2022, khi giá tăng đột biến lan rộng trên nhiều mặt hàng và hàng hóa khác bị thiếu hụt nghiêm trọng. Xét cho cùng, nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến nhiều biến động lớn về giá năng lượng trong 20 năm trước đại dịch Covid-19. Điều này có tác động hạn chế hơn nhiều đối với lạm phát cơ bản và kỳ vọng lạm phát.
Nếu bất kỳ rủi ro nào trong số này trở thành một trở ngại lớn cho tăng trưởng trong năm tới, thì Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) có thể sẽ cảm thấy thoải mái cắt giảm để đáp trả theo cách mà năm 2023 họ không làm và họ sẽ có nhiều dư địa để làm như vậy.
Trên thực tế, nếu lãi suất cao hơn gây ra vấn đề và việc Fed cắt giảm lãi suất để ứng phó, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh lại kỳ vọng của họ. Điều này sẽ giúp giảm một phần lãi suất trong tương lai...
(*) Vũ Hoàng Linh, Viện Kinh tế Việt Nam
(**) Lê Tuấn Kiệt, Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Nền kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng 2,8% trong quý III/2024 khi hoạt động mua sắm của hộ gia đình tăng mạnh trước cuộc bầu cử tổng thống và chính phủ liên bang tăng chi tiêu quốc phòng.
Theo ước tính ban đầu của chính phủ Mỹ được công bố ngày 30/10, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 2,8% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 3% trong quý II.
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh tế, đã tăng 3,7% trong quý III/2024, mức cao nhất kể từ đầu năm 2023. Sự tăng tốc này được dẫn dắt bởi mức tăng chi tiêu lớn cho nhiều mặt hàng, bao gồm: ô tô, đồ nội thất gia đình và các dịch vụ/mặt hàng giải trí.
Bức tranh kinh tế quý III của Mỹ cho thấy động lực vững chắc trong nhu cầu tiêu dùng trong nước khi Fed bắt đầu nới lỏng chương trình chính sách tiền tệ chặt chẽ nhất trong nhiều thập kỷ.
Đây cũng là số liệu GDP cuối cùng trước khi nước Mỹ bước vào bầu cử tổng thống vào ngày 5/11. Nó cũng giúp cử tri Mỹ có đánh giá về bức tranh tổng thể về hoạt động kinh tế của Mỹ so với tình hình tài chính của chính họ, vốn đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây bởi chi phí sinh hoạt cao.
"Gần như không có gì sai với bức tranh này", Carl Weinberg và Rubeela Farooqi, hai nhà kinh tế tại High Frequency Economics, bình luận. Họ cho rằng: "Việc bình thường hóa lãi suất ổn định ở tốc độ vừa phải là điều mà nền kinh tế Mỹ cần, không gì hơn thế nữa".
Một thước đo về xu hướng tăng trưởng cơ bản được các nhà kinh tế ưa chuộng kết hợp chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư kinh doanh, được gọi là doanh số bán hàng cuối cùng cho người mua ở khu vực tư nhân trong nước, đã tăng 3,2% trong quý III, mức cao nhất trong năm nay.
Chi tiêu quý III của chính phủ Mỹ cũng đã tăng 5% theo năm. Đáng chú ý, chi tiêu quốc phòng đã tăng vọt với tốc độ 14,9%, mức cao nhất kể từ năm 2003. Chi tiêu của chính phủ liên bang không bao gồm quốc phòng đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 1 năm qua.
Trong khi đó, đầu tư cố định của Mỹ đã tăng 3,3% theo năm, mức chậm nhất trong một năm và bị kéo xuống bởi chi tiêu cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, chi tiêu của doanh nghiệp cho thiết bị đã tăng mạnh nhất kể từ quý II/2023 là do được thúc đẩy bởi lĩnh vực giao thông vận tải.
Đáng chú ý, chi tiêu cho máy tính và thiết bị ngoại vi tăng vọt 32,7% trong quý III/2024, mức cao nhất kể từ năm 2020. Điều này phản ánh đúng xu hướng bùng nổ của trí tuệ nhân tạo.
Trái lại, quý III/2024 chứng kiến đầu tư nhà ở tại Mỹ giảm 5,1% theo năm, mức giảm lớn nhất kể từ cuối năm 2022, do thị trường nhà ở gặp khó khăn dưới sức nặng của lãi suất thế chấp và giá cả tăng cao.
Các con số trên sẽ giúp Fed định hình phương án tiếp tục cắt giảm lãi suất trong các quý tới, bao gồm cả cuộc họp vào tuần tới. Chúng cũng là tin tốt cho Phó tổng thống Kamala Harris, ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, trong những ngày cuối cùng đương đầu với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
So với cùng kỳ năm trước, GDP quý III của Mỹ đã tăng 2,7% và đồng thời duy trì mức tăng trưởng trên 2,5% trong quý thứ sáu liên tiếp. Đó là "giai đoạn tăng trưởng vững chắc dài nhất kể từ năm 2006", theo ông Bill Adams, nhà kinh tế trưởng tại Comerica Bank.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Mỹ không được phân bổ đồng đều trong những năm gần đây.
"Số liệu GDP quý III cho thấy nền kinh tế Mỹ có vẻ mạnh mẽ, nhưng bên trong, mọi thứ kém ổn định hơn. Chi tiêu tiêu dùng, vốn là động lực tăng trưởng chính, đã được thúc đẩy một cách hạn hẹp bởi các hộ gia đình có thu nhập cao, trong khi các hộ gia đình có thu nhập thấp trở nên nhạy cảm hơn với giá cả", bà Eliza Winger, nhà kinh tế tại Bloomberg Economics, nhận xét.