Nữ diễn viên nổi tiếng của Nhật Bản - Shinohara Ryoko (48 tuổi) đã quyết định ly hôn chồng là nam diễn viên Ichimura Masako (72 tuổi) sau 16 năm chung sống. Nguyên nhân tan vỡ là do Ryoko ngoại tình.
Nữ diễn viên nổi tiếng của Nhật Bản - Shinohara Ryoko (48 tuổi) đã quyết định ly hôn chồng là nam diễn viên Ichimura Masako (72 tuổi) sau 16 năm chung sống. Nguyên nhân tan vỡ là do Ryoko ngoại tình.
Một người giáo viên, một người đưa đò chỉ hướng và dẫn dắt cho hàng ngàn thế hệ không hề là một công việc đơn giản. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy, tư cách của một giáo viên cũng phải được đánh giá cao nhất trong tất cả các nghề.
Làm nghề nhà giáo rất nhiều gian truân khó ai có thể thấu hiểu. Nếu không có đam mê chắc chắn bạn sẽ không theo nghề được. Bởi nghề giáo có thể bạn sẽ phải dạy đi dạy lại một chương trình học cho nhiều lớp, nhiều năm, nhiều thế hệ. Nếu không có sở thích bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn từ bỏ.
Giáo viên tốt sẽ không bao giờ từ bỏ công việc của mình vì đam mê và mong muốn vượt qua khó khăn để hoàn thành sứ mệnh của mình. Sự kiên trì giúp họ coi sự chăm chỉ và chăm sóc học sinh là niềm vui và động lực cho con đường giảng dạy của họ.
Theo như tình trạng hiện nay, đối với ngành sư phạm dường như đang có xu hướng cung nhiều hơn cầu. Dù cho hàng năm đã có nhiều chỉ tiêu đưa xuống nhằm giảm mạnh nguồn cung xong số chỉ tiêu đào tạo của ngành nhưng số lượng sinh viên sau khi ra trường đông hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế.
Trong khi đó việc tuyển dụng ở các địa phương hiện nay vẫn do các sở nội vụ quyết định cho nên ngành giáo dục rơi vào thế khá bị động trong việc dùng người. Gây ra sự mất cân bằng giữa thiếu và thừa giữa các cấp bậc giảng dạy của ngành nhà giáo.
Dù vậy thì mặt bằng chung ngành sư phạm đang thừa nhân lực nhưng mất sự cân bằng.
Điều này khiến Bộ GD&ĐT khó mà quản lý được kể cả chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đào tạo. Gây ra tình trạng có nơi thừa và có nơi lại thiếu giáo viên gây ra sự mất cân bằng.
Dù thực trạng đang là thừa nhân lực ngành sư phạm nhưng nếu biết cách phân bổ hợp lý thì việc thừa sẽ được điều phối hợp lý. Cụ thể theo Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã cho biết:
“Riêng ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, việc giao chỉ tiêu còn dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương. Như vậy trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”.
Điều này cho thấy, sư phạm vẫn luôn là nút mở hấp dẫn sinh viên có đam mê và hoài bão với nghề giáo trong tương lai. Đứng trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi về phương thức tuyển sinh đầu vào ngành Sư phạm.
Việc siết chặt chỉ tiêu đầu vào này ngoài việc điều độ lại được nguồn cung cầu còn giúp cho các em học sinh có thể định hướng đúng đắn hơn cho nghề và theo đuổi đam mê, tìm được việc làm phù hợp năng lực chuyên môn trong.
hau, học lực khác nhau của hàng ngàn học sinh. Áp lực từ phụ huynh, chỉ tiêu…
Bạn cần duy trì sự tỉnh táo để tập trung vào cả mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn. Giáo viên phải chấp nhận những khó khăn vốn có trong việc dạy học như là một phần của sự nghiệp gắn bó suốt đời.
Sự tận tụy không ngừng ấy có tác động tích cực đến tập thể giáo viên và là món quà vô giá đối với học sinh.
Đối với một giáo viên giỏi, có tính cầu tiến. Họ sẽ biết cách đào sâu lĩnh vực của mình bằng các hình thức kiểm tra đánh giá, ứng dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến nhất vào bài giảng. Thay đổi phương pháp để hỗ trợ học sinh đạt được hoặc vượt qua sự kỳ vọng.
Giáo viên cũng cần có tinh thần cầu tiến và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học. Khi sự tận tâm của giáo viên thúc đẩy học sinh đi đến thành công, họ sẽ có thêm động lực để trở lại với sứ mệnh giáo dục của họ.
Những giáo viên có năng lực chấp nhận sự năng động vốn có của việc giảng dạy trong lớp học và không cố gắng vật lộn với nó. Thay vào việc ngày này qua ngày khác dạy lặp lại một chương trình khiến bản thân chán mà học sinh cũng khó tiếp thu.
Giáo viên giỏi sẽ biết tự tìm cảm hứng, thay đổi và thiết kế lớp học năng động và sáng tạo hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học sinh nhiều hơn. Thay vì mệt mỏi và chán nản trong các lớp học họ biết phải làm gì để kết hợp các kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực hơn.
Nếu bạn muốn trao đi những cảm hứng tốt nhất dành cho học sinh của mình. muốn đem đến những kiến thức hay nhất, những giá trị nhân văn tốt nhất thì bản thân người giáo viên cần có những tố chất cần thiết cho sự tích cực.
Giáo viên giỏi biết rằng học sinh của họ sẽ chỉ thành công nếu được khuyến khích và kỳ vọng. Chính vì thế bạn phải biết truyền cảm hứng từ chính con người bạn để tạo nên giá trị thực cho học sinh.
Không có ngày nào giống với ngày nào trong cuộc đời đi dạy của giáo viên. Đôi khi lại là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại. Chính vì thế các nhà giáo dục can đảm phải sẵn sàng linh hoạt khi cần thiết.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Tìm hiểu nguyên tắc và các bước chọn nghề phù hợp
- Là một trong bốn người sáng lập nhóm Sài Gòn Tếu - được coi là nhóm hài độc thoại tiếng Việt đầu tiên, cơ duyên nào đưa đẩy bạn đến với bộ môn nghệ thuật còn khá lạ lẫm này?
+ Hồi năm thứ ba đại học năm 2019, tôi cảm giác cuộc sống của mình như một vòng tròn chán ngắt. Mọi thứ trong một ngày lặp đi lặp lại y như cuốn băng tẻ nhạt, chẳng có gì mới hết. Tôi mò mẫm trong cái vòng tròn đó và tự hỏi “Tôi là ai?”, “Tại sao một người nhiều năng lượng, có rất nhiều điều muốn làm mà tôi lại ngồi bó gối ở đây trong khi bạn bè đang bay nhảy ngoài kia?”, “Ý nghĩa của cuộc sống của tôi là gì?”… Tôi như trôi trong vô định, không biết mình sống vì điều gì, không biết làm sao để thoát ra khỏi vòng tròn kia.
Cho đến một hôm, tôi tìm được lối thoát khi ngồi xem thời sự với ba. Chương trình nói về một người đàn ông nước ngoài tiên phong đem hài độc thoại về Việt Nam và gây dựng thành một câu lạc bộ hài độc thoại bằng tiếng Anh ở TP Hồ Chí Minh. Vốn mê hài độc thoại do xem các clip của nghệ sĩ nước ngoài trên YouTube nên tôi tìm ngay trang Facebook của ông ấy rồi nhắn đại ý rằng “Tôi rất thích hài độc thoại và muốn ông giúp đỡ, hướng dẫn”. Ông đồng ý và hẹn tôi đến quán cà phê là điểm sinh hoạt của cộng đồng hài độc thoại. Tôi cứ tưởng ông ấy sẽ dạy mình cách diễn hài. Không ngờ ông ấy hỏi: “Em có diễn không? Nếu không diễn thì có thể ngồi xem”. Hôm đó là buổi open mic, tức là buổi để các diễn viên tập luyện và thử các mảng miếng mới. Những khán giả ngồi xem cũng có thể tham gia diễn thử bằng tiếng Anh. Cuối buổi, tôi xung phong lên diễn một set chừng 5 phút. Diễn xong, tôi vơi bớt ưu phiền và may mắn là mọi người khen quá chừng. Vừa bước xuống sân khấu thì anh Uy Nguyễn đến làm quen và hỏi: “Em có muốn diễn hài độc thoại bằng tiếng Việt không?”. Tôi gật đầu liền. Vài tháng sau, khoảng tháng 4/2020, anh Uy Nguyễn, tôi, anh Tùng BT và Uy Lê cùng lập ra nhóm Sài Gòn Tếu để tạo lập cộng đồng hài độc thoại tiếng Việt.
- Tại sao bạn lại chọn hài độc thoại mà không phải thể loại hài khác?
+ Tôi thích cái cảm giác được đứng trên sân khấu nói lên suy nghĩ hay câu chuyện của mình. Ở phía dưới, mọi người lắng nghe tôi và cười với câu chuyện của tôi. Đó là cảm xúc mà tôi luôn mong muốn trong các cuộc trò chuyện. Tôi thích thể loại này còn vì nó rất gần gũi và mang tính chữa lành. Hài độc thoại hay ở chỗ là người diễn viên không đóng vai một nhân vật nào hết, không sống một cuộc đời nào khác. Khi tôi lên sân khấu, tôi là chính mình. Tôi chia sẻ những thứ thuộc về mình, nói những gì mình nghĩ từ góc nhìn cá nhân đầy chân thật, từ đó tạo một sự kết nối để mọi người cùng cười với nhau. Câu chuyện đó có thể là niềm vui, có thể là nỗi đau, thậm chí là những điều mà mình rất sợ nhưng mình dám nói trên sân khấu và được mọi người lắng nghe, chia sẻ. Mọi thứ đều được hài độc thoại cho phép thể hiện. Tất cả điều đó khiến hài độc thoại mang tính chữa lành rất lớn.
- Các set diễn của bạn được khán giả nhận xét là rất tự nhiên như họ đang ngồi nghe một thằng bạn ngồi kể chuyện tếu về gia đình, bạn bè, sinh hoạt thường ngày… Người ta có cảm tưởng bạn không mấy nhọc công khi viết kịch bản mà chỉ việc bê mọi thứ diễn ra quanh mình lên sân khấu?
+ Anh em trong nghề có câu: diễn viên hài độc thoại không phải là người đi kể chuyện vui mà là người kể mọi thứ một cách vui vẻ, hài hước. Nhiều người coi tôi diễn thì hay nhầm lẫn là mấy anh này kể chuyện hài. Họ nghĩ cuộc sống của tôi lúc nào cũng vui nhộn như thế. Không phải đâu, cuộc sống của tôi cũng đủ mọi vui buồn, đau khổ, mất mát... Nếu những câu chuyện đó mà kể theo kiểu bình thường thì nó chẳng hề hài tí nào. Để khiến khán giả cười, diễn viên hài độc thoại phải động não, vận dụng nhiều thao tác, mảng miếng rồi luyện tập này nọ.
Nói không nhọc công thì cũng không hẳn nhưng cách chuẩn bị và luyện tập cho một set diễn của tôi khác hoàn toàn với mọi người. Nếu trước đây tôi vạch ra các ý, từ khóa ra giấy rồi tưởng tượng đường dây câu chuyện, cách thể hiện ra sao thì giờ đây tôi chỉ suy nghĩ trong đầu rồi kể thử cho đồng nghiệp, bạn bè nghe. Kể cho khoảng ba người thì tôi đã thuộc kịch bản. Khi lên sân khấu, mình thêm thắt, tung hứng thêm 50% vào kịch bản sao cho tự nhiên nhất là xong chứ tôi không có thói quen tập luyện trước gương.
Tôn chỉ của Sài Gòn Tếu là diễn viên hãy diễn cái gì mình quan tâm, mình có cảm xúc nhất. Thì riêng tôi, tôi diễn về gia đình và những gì gần gũi với giới trẻ như tình yêu, tình bạn… Thậm chí có những thứ tào lao, siêu bình thường nhưng tôi cũng cố gắng biến nó thành thú vị qua lăng kính của mình. Có người hay hỏi rằng có khi nào tụi tôi cạn ý tưởng không? Thật ra giới trong nghề không gọi là ý tưởng mà gọi là chất liệu. Vì tính chất của hài độc thoại là chân thật, là đời sống. Mà đã là chất liệu thì chẳng bao giờ cạn. Cuộc sống quanh ta luôn ngồn ngộn chất liệu. Cái khó là làm sao tạo ra một set diễn hay bởi hài độc thoại thường chỉ diễn một lần. Một khán giả coi lại lần hai, họ sẽ không còn ấn tượng mấy.
- Nhóm hài Sài Gòn Tếu đã trải qua ba năm phát triển. Đến nay các bạn đã gặt hái được những thành công gì và định hướng sắp tới ra sao?
+ Chúng tôi thành lập Sài Gòn Tếu với mong muốn giới thiệu và tạo dựng một cộng đồng hài độc thoại cho người Việt. Ba năm qua, điều tôi rất vui mừng là nhóm phát triển rất nhanh. Ít ra đến giờ nhắc đến hài độc thoại, nhắc đến Sài Gòn Tếu, nhiều bạn trẻ không còn thấy xa lạ như trước đây. Khi mới ra đời, chúng tôi chỉ diễn ở quán cà phê rồi năn nỉ bạn bè, người thân đến xem thử vì đa số chưa biết thể loại hài này. Nói về nghề nghiệp của mình, chúng tôi phải mất vài phút giải thích về hài độc thoại cho mọi người. Giờ thì nhóm đã bước ra sân khấu lớn, có không ít show “cháy vé”.
Mục tiêu lớn nhất mà chúng tôi hướng đến đó là đưa hài độc thoại đến nhiều người nhất có thể. Do vậy, nhóm hay tổ chức các buổi “open mic” để ai cũng có thể tham gia diễn thử, trải nghiệm giá trị đặc biệt mà hài độc thoại mang lại. Bởi như tôi đã nói, hài độc thoại có tính trị liệu tinh thần rất tốt nên chúng tôi luôn khuyến khích, thậm chí lôi kéo, dụ dỗ mọi người tham gia để thử nói hết những điều họ không dám nói qua lăng kính hài hước. Tôi nhớ mãi một chị khán giả lên diễn thử về một vấn đề mà chị không dám bày tỏ với gia đình. Ở dưới khán giả chăm chú lắng nghe và cười ngặt nghẽo, vỗ tay rần rần. Điều đó khiến chị vỡ òa. Chị khóc và nói với chúng tôi rằng: đây là trải nghiệm tuyệt vời. Nó giúp chị nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn và kết nối lại với gia đình. Chứng kiến hình ảnh ấy, tôi hiểu rằng đó là sứ mệnh của nhóm.
- Với những bạn trẻ muốn thử dấn thân vào con đường hài độc thoại, bạn sẽ nói gì với tư cách người mở đường?
+ Lúc đầu tôi nghĩ hài độc thoại không phải là một cái nghề. Tôi đến với nó giống như một sở thích, kiểu như hàng tuần đi đá bóng, đi hát karaoke với bạn bè… Hài độc thoại cũng là một hoạt động mà hàng tuần tôi đi diễn cho vui. Nhưng đến khi mình cầm đồng catse đầu tiên từ hoạt động này, mình mang lại ý nghĩa, giá trị cho mọi người, tôi mới ngạc nhiên khi mình đang góp phần tạo dựng một ngành nghề, một lĩnh vực mới. Và tôi tin ngành nghề này sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai. Nên các bạn trẻ muốn thử làm diễn viên hài độc thoại, cứ mạnh dạn. Và như tinh thần của thể loại này, mình cứ là chính mình, thoải mái thể hiện bản thân chứ đừng bắt chước ai cả, thì tự nhiên duyên nghề sẽ đến.
- Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện!