Một kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được tầm nhìn của nhà khởi nghiệp rõ ràng hơn.
Một kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính vững chắc sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được tầm nhìn của nhà khởi nghiệp rõ ràng hơn.
Mỗi phần trong kế hoạch kinh doanh đều có những thông tin bắt buộc phải có, phần tài chính cũng không ngoại lệ.
Các dữ liệu trong quá khứ bao gồm các yếu tố như bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tờ khai thuế, vốn. Còn các dữ liệu trong tương lai bao gồm các thông tin như báo cáo thu nhập dự kiến để các nhà đầu tư, nhà cho vay hiểu được cách bạn sẽ dùng tiền của họ để đầu tư.
“Phần tài chính của một kế hoạch kinh doanh có 2 thành tố: dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu trong tương lai. Nếu là một nhà khởi nghiệp, công ty bạn sẽ không có những dữ liệu về thông tin tài chính trong quá khứ, vì vậy thay vào đó, những nhà đầu tư hoặc người cho vay có thể sẽ muốn xem thông tin tài chính cá nhân của bạn”, theo Spaziano.
– Giới thiệu tổng quan: dự án, doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh, sản phẩm dịch vụ, ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh,…
– Phân tích: Thị trường, SWOT, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,…
– Hoạch định chiến lược: Xác định thị trường mục tiêu; thị trường ngách; khách hàng mục tiêu; giải pháp tối ưu hóa,…
– Kế hoạch sản xuất: công nghệ sản xuất; tổ chức sản xuất; tiêu chuẩn công nghệ; chi phí sản xuất; giải pháp tối ưu hóa sản xuất,…
– Kế hoạch marketing: chiến lược marketing; tổ chức hoạt động marketing; chiến lược thương hiệu; chi phí marketing,…
– Kế hoạch bán hàng: chiến lược bán hàng; tổ chức hệ thống bán hàng; chương trình bán hàng; tổ chức nhân sự bán hàng,…
– Kế hoạch nhân sự: cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ; chi phí nhân sự; văn hóa doanh nghiệp,…
– Kế hoạch tài chính: giả định tài chính; chi phí đầu tư; kế hoạch trả nợ; kết quả kinh doanh; lưu chuyển tiền tệ; phân tích hiệu quả đầu tư,…
– Các vấn đề khác: cơ sở pháp lý, kế hoạch triển khai, quản trị rủi ro,…
– Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng sử dụng bản kế hoạch kinh doanh.
– Bản kế hoạch kinh doanh (bản tiếng Việt và tiếng Anh, bản mềm, bản cứng)
– Bảng tính kế hoạch tài chính (bản tiếng Việt và tiếng Anh, bản mềm, bản cứng)
– Slide trình bày kế hoạch kinh doanh (bản tiếng Việt và tiếng Anh, bản mềm)
– Thư tư vấn chuyên sâu (tư vấn sâu sắc về bản kế hoạch kinh doanh, bản tiếng Việt và tiếng Anh, bản mềm)
– Doanh nghiệp xác định được tầm nhìn và định hướng cụ thể.
– Doanh nghiệp xác định được các giai đoạn phát triển và công việc cụ thể của từng giai đoạn.
– Doanh nghiệp xác định được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn; từ đó tập trung nguồn lực vào các hoạt động quan trọng.
– Doanh nghiệp có thể dễ dàng thuyết phục đối tác với kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp: đối tác tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân…), đối tác hợp tác kinh doanh, nhân viên dự án, …
– Giúp các startups phát triển bền vững hơn, thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để phát triển doanh nghiệp.
– Tổ chức đội ngũ chuyên viên, chuyên gia tư vấn
– Khảo sát và nghiên cứu thị trường
Tài chính là xương sống của một doanh nghiệp, vì vậy khi viết phần này trong kế hoạch kinh doanh, nhà khởi nghiệp cần phải thật kỹ lưỡng.
“Hãy cẩn thận và đảm bảo rằng những dự báo của bạn phù hợp với những con số mà bạn đã đề ra để gọi vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Bất kỳ sự thiếu nhất quán nào ở đây cũng đều có khả năng làm trì hoãn quá trình gọi vốn của bạn. Trường hợp tệ nhất, chúng có thể là dấu hiệu cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và đánh bật bạn ra khỏi danh sách tiềm năng của các nhà đầu tư”, Spaziano nói.
Bên cạnh những thông tin về công ty, như đã nói ở trên, nhiều khả năng nhà khởi nghiệp sẽ bị hỏi về vấn đề tài chính cá nhân. Chuyên gia Spaziano khuyên người khởi nghiệp nên đề cập đến vấn đề này trong kế hoạch kinh doanh, và chuẩn bị sẵn thông tin về lịch sử tín dụng của mình cũng như những thông tin tài chính cá nhân khác, phòng khi nhà đầu tư hoặc người cho vay yêu cầu.
“Hãy suy nghĩ dưới góc độ của nhà đầu tư. Nghĩ về những thông tin bạn có thể sẽ muốn biết về người đang gọi vốn và những vấn đề tài chính đặc biệt mà bạn muốn biết trước khi đầu tư tiền của mình vào một doanh nghiệp… Phần tài chính trong kế hoạch kinh doanh là nơi bạn biến những thông tin sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, marketing… thành những con số, và chứng minh tại sao công ty bạn lại là một khoản đầu tư thông minh”, Spaziano cho biết.
Trụ sở: Số 3 – G1, Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội | Văn phòng: LK.C40 Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Email: [email protected] – Website: idj.com.vn
HƯỚNG DẪN THANH TOÁN HỌC PHÍ ONLINE CHO SINH VIÊN NHẬP HỌC
* Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thanh toán trực tuyến của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM tại địa chỉ https://e-bills.vn/pay/hcmute, nhập Mã số Sinh viên
Kiểm tra thông tin về Sinh viên và số tiền học phí
Bấm vào hình mũi tên -> ở dòng số tiền để chọn các khoản phí phải đóng
- Phí nhập học: bắt buộc - Phí học kỳ: bắt buộc - Bảo hiểm y tế: bắt buộc. Sinh viên có thẻ bảo hiểm y tế được cấp ở địa phương theo diện chính sách không phải nộp tiền BHYT và phải nộp thẻ BHYT (photo) về Trạm y tế. - Bảo hiểm tai nạn 15 tháng: không bắt buộc Sinh viên chọn chính xác các khoản phải nộp, bấm “Đóng” để quay lại trang thanh toán
* Bước 2: Chọn hình thức thanh toán
1. Thanh toán qua VNPAY: Phí thanh toán là 6.600 VND/giao dịch. Thanh toán bằng hầu hết các ngân hàng và ví điện tử hiện nay. - Chọn vào logo VNPAY, bấm chọn “THANH TOÁN”
- Thực hiện thanh toán trực tuyến bằng cách quét mã QR hoặc bằng thẻ ATM và tài khoản ngân hàng được VNPAY hỗ trợ. + Thanh toán bằng thẻ ATM và tài khoản ngân hàng. Tài khoản trích tiền phải được đăng ký thanh toán online.
+ Thanh toán online bằng ứng dụng mobile quét mã QR. Tài khoản trích tiền phải được đăng ký các ứng dụng mobile từ các ngân hàng được VNPAY hỗ trợ hoặc sử dụng ví VNPAY
- Thực hiện thành công: Hệ thống Học phí Nhà trường gạch nợ. - Sinh viên nên in/lưu hóa đơn hoặc chứng từ giao dịch tại màn hình thông báo - Từ bước 2, Sinh viên thanh toán online theo ngân hàng mà không cần phải ghi chú nội dung giao dịch, nội dung thông tin từ bước 1 sẽ được tự động chuyển qua.
o Khuyến mãi từ VNPAY dành cho thanh toán quét mã QR - Nhập mã vào ô khuyến mãi VNPAYUTE2024: giảm 35.000 cho mức thanh toán từ 10 triệu trở lên Số lượng mã Khuyến mãi: 4.999 mã Thời gian hiệu lực: từ ngày 19/08/2024 đến 31/12/2024 hoặc đến khi hết mã khuyến mãi - Chương trình khuyến mãi của Vnpay dành cho tất cả các sinh viên đóng học phí, có thời hạn tùy vào thỏa thuận giữa Nhà trường ký kết với Vnpay, các khuyến mãi và thời hạn khuyến mãi sẽ được thông báo cụ thể trên website của phòng Kế hoạch Tài chính. - Danh sách Ngân hàng/Ví điện tử hỗ trợ thanh toán VNPAYQR và có áp dụng khuyến mãi
Danh sách Ngân hàng/Ví điện tử khác hỗ trợ thanh toán VNPAYQR
2. Thanh toán trực tiếp qua ngân hàng (BIDV, Vietcombank): Miễn phí thanh toán - Chọn vào logo ngân hàng, bấm chọn “THANH TOÁN”
- Thực hiện thanh toán online. Tài khoản trích tiền phải được đăng ký dịch vụ Smartbanking của BIDV hoặc Vietcombank Online. Sinh viên quét mã QR nếu thanh toán qua BIDV hoặc đăng nhập, xác nhận tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của Vietcombank.
- Thực hiện thành công: Hệ thống Học phí Nhà trường gạch nợ. - Sinh viên nên in/lưu hóa đơn hoặc chứng từ giao dịch tại màn hình thông báo * Bước 3: Kiểm tra thông tin kết quả giao dịch
Vụ Kế hoạch tài chính là tổ chức hành chính thuộc Tổng cục Thống kê, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
a) Xây dựng chương trình, đề án, dự án, quy hoạch và kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn về tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng cục Thống kê.
b) Xây dựng văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước; định mức kinh phí các cuộc điều tra thống kê; định mức trang bị máy móc, thiết bị, tài sản chuyên dùng; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản để áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.
c) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm; kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm; phương án phân bổ, giao, điều chỉnh kế hoạch và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự toán trực thuộc trong phạm vi dự toán được giao; tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được giao hằng năm của Tổng cục Thống kê.
a) Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm; rà soát và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của Tổng cục Thống kê.
b) Phân bổ, giao dự toán; hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc rà soát kinh phí thực hiện hằng năm làm căn cứ thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, phân bổ dự toán.
c) Công khai ngân sách nhà nước; hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc thực hiện công khai ngân sách nhà nước và tổng hợp tình hình công khai ngân sách định kỳ hằng quý, năm của toàn Ngành theo quy định.
d) Tổ chức thực hiện xét duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Thống kê. Tổng hợp báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm của toàn Ngành từ các nguồn kinh phí do Tổng cục Thống kê quản lý.
đ) Thẩm định, trình Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, đề cương và dự toán chi tiết của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, kế hoạch và dự toán thuê dịch vụ công nghệ thông tin; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; kinh phí xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm, tài liệu thống kê; kinh phí không thường xuyên đơn vị sự nghiệp; kinh phí các đề án, chiến lược; kinh phí nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ đặc thù khác của ngành Thống kê.
e) Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án cải tạo, sửa chữa từ nguồn vốn chi thường xuyên ngân sách nhà nước được giao.
g) Thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự toán thuộc nguồn vốn chi thường xuyên trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).
a) Tổng hợp, đề xuất phương án xử lý tài sản công của các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thẩm định, trình Tổng cục trưởng phê duyệt nhiệm vụ mua sắm, trang bị tài sản; dự toán mua sắm tài sản; kế hoạch lựa chọn nhà thầu các nhiệm vụ đặc thù, mua sắm tài sản và sửa chữa lớn tài sản, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các đơn vị theo đúng chế độ.
c) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn các đơn vị kiểm kê, báo cáo kê khai và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Tổng hợp, nhập số liệu, theo dõi và quản lý cơ sở dữ liệu tài sản công của toàn Ngành trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong toàn Ngành tuân thủ quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Hướng dẫn các đơn vị trong Ngành lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; rà soát, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của toàn Ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập kế hoạch đầu tư công hằng năm, phương án phân bổ, phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Tổng cục Thống kê trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Thông báo kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trung hạn, hằng năm tới các chủ đầu tư dự án, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố nơi mở tài khoản của dự án.
đ) Trình Tổng cục trưởng quyết định chủ đầu tư, hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư theo quy định.
e) Thẩm tra, thẩm định, trình Tổng cục trưởng quyết định đầu tư dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
g) Xử lý vướng mắc và các nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư dự án trong phạm vi tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Lập kế hoạch điều chỉnh, danh mục kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước.
i) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện đầu tư công, quyết toán vốn niên độ ngân sách hằng năm; công tác đấu thầu, báo cáo giám sát đầu tư của toàn Ngành theo quy định.
k) Thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự toán thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).
a) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, lập dự toán và quản lý sử dụng kinh phí các đề án, chiến lược phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của Tổng cục Thống kê.
b) Hướng dẫn đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, hỗ trợ và các nguồn vốn khác từ chương trình, dự án nước ngoài. Đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý tài sản các chương trình, dự án đã kết thúc hoạt động hoặc chưa kết thúc nhưng có phát sinh tài sản cần xử lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Thẩm tra, tổng hợp phương án tự chủ tài chính, phân loại đơn vị sự nghiệp theo giai đoạn trình cấp có thẩm quyền quyết định.
d) Quản lý, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước và Tổng cục Thống kê trong công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản.
8. Hướng dẫn đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện kê khai; rà soát, tổng hợp gửi cấp có thẩm quyền cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, mã số quan hệ ngân sách cho các dự án đầu tư.
9. Tham gia xây dựng, thẩm tra, góp ý đối với các đề án, dự thảo văn bản có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn về tài chính, kế toán, quản lý tài sản công và đầu tư xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực quản lý.
10. Tham gia ý kiến về tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
13. Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí theo chương trình, kế hoạch của Tổng cục; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về nội dung thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công tại các đơn vị thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
14. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; hợp tác quốc tế; thanh tra nghiệp vụ; thi đua, khen thưởng; kế hoạch tài chính và văn phòng.
15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng cục trưởng giao.
© Copyright 2014 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM
01 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84 - 028) 37 221 223
E-mail: [email protected]