Chức Năng Nhiệm Vụ Của Thanh Tra Bộ Tư Pháp

Chức Năng Nhiệm Vụ Của Thanh Tra Bộ Tư Pháp

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình

– Được Trung ương Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam (Bộ Nội vụ) thành lập theo Quyết định số 77/2023/QĐ-TW ngày 10/08/2023, hoạt động theo quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và Điều lệ của Trung ương Hội.

Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Tư vấn Pháp luật:

Trang website điện tử www.trungtamtuvanphapluatquangbinh.vn là trang thông tin các hoạt động nội bộ của Trung tâm Tư vấn Pháp luật tỉnh Quảng Bình nhằm cung cấp kiến thức, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cung cấp các dịch vụ về pháp lí theo quy định của pháp luật.

Điện thoại – zalo: 0822967799 hoặc qua Email: [email protected]

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (Theo Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương)

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia thuộc phạm vi các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

3. Phê duyệt chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, chương trình phát triển, các dự án đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.

5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức thực hiện đối với hoạt động đo lường, sở hữu trí tuệ và tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

6. Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

a) Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện quy hoạch, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất và thực hiện dự án đầu tư lĩnh vực năng lượng;

b) Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;

c) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí;

d) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối dầu khí (bao gồm: xăng dầu, khí tự nhiên, khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí khác) theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

e) Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ;

g) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

a) Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;

b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung cầu  điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách giá điện;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; phê duyệt phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính; phê duyệt khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện và giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;

đ) Giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.

8. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:

a) Quản lý nhà nước về hóa chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo quy định của pháp luật; hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và thực thi các Công ước về hóa chất khác theo quy định; trừ các loại hóa chất, tiền chất thuốc nổ thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng và thuộc lĩnh vực an ninh thuộc thẩm quyền của Bộ Công an;

b) Quản lý và phát triển ngành công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện.

9. Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ:

a) Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử (trừ công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số) và công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin) theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;

c) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo quy định.

10. Về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;

b) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;

c) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, phối hợp xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp; xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

11. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

b) Quản lý hoạt động kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;

c) Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, hồ chứa quặng đuôi trong khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ;

đ) Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.

12. Về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong ngành Công Thương:

a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát triển ngành công nghiệp môi trường;

c) Thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

13. Về thương mại và thị trường trong nước:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành điều tiết phân phối, lưu thông hàng hóa;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan điều hành giá đối với một số mặt hàng theo quy định của pháp luật;

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;

b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản);

d) Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;

b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hoá;

c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;

b) Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.

a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra phòng vệ thương mại;

b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.

18. Về thương mại điện tử và kinh tế số:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;

b) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

c) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;

d) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;

đ) Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;

e) Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương.

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

20. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:

a)  Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

đ) Thiết lập, vận hành và phát triển hệ thống hạ tầng xúc tiến thương mại, hạ tầng số phục vụ xúc tiến thương mại.

22. Về hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;

b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;

c) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;

d) Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

23. Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương:

a) Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các thỏa thuận và điều ước quốc tế song phương hoặc khu vực về  hợp tác thương mại và công nghiệp trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước và vùng lãnh thổ;

b) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác song phương, hợp tác khu vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất thành lập, theo dõi và triển khai hoạt động của các Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban hỗn hợp, Nhóm công tác chung, các diễn đàn về kinh tế, thương mại, công nghiệp, các cơ chế hợp tác khu vực và song phương giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp;

d) Nghiên cứu thị trường, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về công nghiệp, thương mại, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển thị trường ngoài nước; phát hiện và tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; triển khai hoạt động hướng dẫn tiếp cận thị trường và hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước;

đ) Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài;

e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo công tác chuyên môn về thương mại đối với cán bộ biệt phái của bộ tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

g) Đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

24. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hiện diện thương mại và đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và theo quy định pháp luật, bao gồm:

a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

c) Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.

25. Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

26. Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

27. Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.

28. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.

29. Về khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo:

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

b) Xây dựng, quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, nâng cao năng suất chất lượng trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;

c) Quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo; ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ cao; đánh giá thẩm định công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo thẩm quyền;

d) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường, sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;

c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

31. Chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài được Bộ Công Thương chủ trì đàm phán, ký hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký.

32. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê, phân tích và dự báo thống kê ngành Công Thương; thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật Thống kê; thực hiện các Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định của Luật Thống kê và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương và tổ chức thực hiện.

33. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

34. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

35. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và xử lý vi phạm hành chính theo chức năng quản lý nhà nước của bộ; thực hiện các hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.

36. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

37. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; khen thưởng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

38. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đầu tư công.

39. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

(Theo Nghị định 21/2013/NĐ-CP, ngày 04/3/2013)

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

4. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý, sử dụng đất đai sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; có ý kiến bằng văn bản về nội dung sử dụng đất trong quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh khung giá các loại đất, nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất; thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng bảng giá đất và định giá đất cụ thể; lập bản đồ giá đất; tổng hợp, cung cấp dữ liệu, thông tin về khung giá các loại đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá đất thuộc thẩm quyền;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các điều kiện, thủ tục về hoạt động dịch vụ công trong quản lý, sử dụng đất đai, cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn, kiểm tra việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

i) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

k) Tổ chức điều tra, đánh giá tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

l) Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, lưu trữ dữ liệu về đất đai;

m) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm các nguồn nước để bảo đảm việc khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông thuộc phạm vi quản lý của Bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

b) Lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án chuyển nước giữa các lưu vực sông;

c) Lập kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước liên tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và phục hồi các nguồn nước nội tỉnh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phương án ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định việc phân loại các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổ chức xây dựng mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến, tuyên truyền mô hình, công nghệ, thiết bị tiết kiệm nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, không bao gồm hành lang bảo vệ đê và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về đê điều, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; việc xác định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng giới hạn khai thác của các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của pháp luật;

e) Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo danh mục các hồ chứa phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sau khi được ban hành; thẩm định sự phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước theo quy định của pháp luật đối với các dự án xây dựng hồ chứa trên các lưu vực sông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong phạm vi cả nước;

g) Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện; kiểm kê, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với các lưuvực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; lưu trữ, quản lý, công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tình trạng nguồn nước trên các lưu vực sông theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

i) Làm cơ quan đầu mối quốc gia trao đổi thông tin liên quan đến nguồn nước liên quốc gia và tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về lưu vực sông; tham gia đàm phán và thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế và tài nguyên nước phù hợp với cam kết, điều ước quốc tế và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các công ước, điều ước, thỏa thuận quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

k) Giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép, tranh chấp khác về tài nguyên nước giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về địa chất và khoáng sản sau khi cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược khoáng sản; quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản do các Bộ, ngành, địa phương xây dựng;

c) Khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khu vực có khoáng sản độc hại; khoanh định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tổng hợp, kiểm tra việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của các địa phương;

d) Quyết định việc khai thác hoặc không khai thác khoáng sản tại khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ trướng Chính phủ đã được điều tra đánh gia về khoáng sản hoặc chưa được điều tra, đánh giá mà phát hiện có khoáng sản;

đ) Nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quy định việc lập, thẩm định dự án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo thăm dò, khai thác khoáng sản; xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công viên địa chất và tai biến địa chất;

e) Thẩm định đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; tổng hợp kết quảđiều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản; công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;

h) Thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

i) Cấp, gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu là khoáng sản theo quy định của pháp luật;

k) Kiểm tra việc tuân thủ nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kiểm soát hoạt động khoáng sản, hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trên phạm vi cả nước; theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ chính sách phát triển bền vững đối với điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản, chính sách bảo vệ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác.

a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên ngành, liên tỉnh, liên vùng và quốc gia về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường và suy thoái môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường các lưu vực sông liên tỉnh, đa dạng sinh học, sức khỏe môi trường, phát triển công nghệ môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, các vấn đề môi trường xuyên biên giới theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành trong việc quản lý chất thải theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ tiêu quốc gia về môi trường và đa dạng sinh học, hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường, hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn việc điều tra, khảo sát xác định khu vực bị ô nhiễm, xác định thiệt hại đối với môi trường, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, khắc phục và cải thiện môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra, khảo sát, xác định khu vực bị ô nhiễm, xác định thiệt hại đối với môi trường, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, khắc phục và cải thiện môi trường trên khu vực bị ô nhiễm môi trường liên tỉnh, xuyên quốc gia;

e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để, việc xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật;

g) Lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn lập, thẩm định tính phù hợp của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ, cơ quan ngang Bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước;

h) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan lập dự án thành lập và tổ chức quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công của Chính phủ;

i) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi;

k) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gien; xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học; lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;

l) Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; danh mục loài ngoại lai xâm hại; danh mục các chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải; danh mục các chế phẩm sinh học gây ô nhiễm môi trường bị cấm nhập khẩu; danh mục phế liệu được phép nhập khẩu; danh mục công nghệ môi trường khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ môi trường hạn chế chuyển giao, danh mục công nghệ môi trường cấm chuyển giao; tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam;

m) Xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường quốc gia, hoạt động quan trắc môi trường và đa dạng sinh học, phân tích trọng tài và kiểm chuẩn thiết bị quan trắc môi trường; chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc, cơ sở dữ liệu về môi trường và đa dạng sinh học; chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về môi trường, đa dạng sinh học; hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương lập báo cáo về môi trường, đa dạng sinh học;

n) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá công trình, thiết bị, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, kiểm tra công tác giám định môi trường theo quy định củapháp luật; nghiên cứu, ứng dụng triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện môi trường;

o) Hướng dẫn, thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

p) Tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương và phối hợp với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt;

q) Hướng dẫn việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi thường và phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; hướng dẫn tổ chức và hoạt động quỹ bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực, địa phương; làm cơ quan đầu mối quốc gia của Quỹ môi trường toàn cầu;

r) Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ; chủ trì việc lập hồ sơ đề cử công nhận các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, hồ sơ đề cử công nhận khu di sản của ASEAN;

s) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về khí tượng thủy văn sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, quan trắc định vị sét, giám sát biển đổi khí hậu; quản lý hoạt động điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện việc thành lập, nâng cấp, hạ cấp, di chuyển, giải thể công trình khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc bảo vệ hành lang an toàn kỹ thuật đối với các công trình khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn quốc;

đ) Thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, dự báo khí hậu; phát tin chính thức về xu thế khí hậu, diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;

e) Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế dự báo, cảnh báo thiên tai về động đất, sóng thần, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;

g) Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quốc gia về cảnh báo thiên tai; hướng dẫn việc cung cấp, sử dụng tin về bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, động đất, sóng thần, triều cường và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác;

h) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn cơ bản và chuyên dùng do Nhà nước quản lý; cung cấp thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn; thẩm định nội dung về khí tượng thủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

i) Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng và Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật; thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

k) Làm đầu mối quốc gia tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế, thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thủy văn theo phân công của Chính phủ.

a) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm quốc gia về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý, hệ thống quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia, hệ thống không ảnh, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý quốc gia; ban hành danh mục địa danh thể hiện trên các bản đồ;

c) Công bố và cung cấp thông tin, dữ liệu về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm thiết bị đo đạc và bản đồ theo chuẩn quốc gia;

đ) Tham gia ý kiến về các nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện, trừ các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh;

e) Tổ chức việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; kiểm tra việc xuất bản, phát hành bản đồ; đình chỉ việc phát hành và chỉ đạo thu hồi các ấn phẩm bản đồ trái quy định của pháp luật; cấp, thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa xuất và nhập khẩu đối với mặt hàng đo đạc và bản đồ;

g) Thành lập, hiệu chỉnh, xuất bản và phát hành các sản phẩm bản đồ theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính phục vụ việc phân định, điều chỉnh và quản lý địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thẩm định việc thể hiện đường địa giới hành chính trên các loại bản đồ;

i) Tổ chức đo đạc, thành lập bản đồ và hồ sơ tài liệu phục vụ việc đàm phán, hoạch định, phân giới và quản lý đường biên giới quốc gia, các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu biên giới quốc gia; thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia trên các loại bản đồ; in ấn, phát hành các loại bản đồ, tài liệu liên quan đến đường biên giới quốc gia trên đất liền, các vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;

k) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao đề xuất với Chính phủ về việc ký kết và thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp về đođạc và bản đồ.

11. Về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo:

a) Xây dựng chiến lược biển Việt Nam và các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, phân vùng sử dụng biển, vùng ven biển và hải đảo;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương ven biển;

d) Xây dựng, ban hành các chỉ thị, chỉ tiêu quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia thẩm định các quy hoạch, đề án thành lập khu bảo tồn biển; tham gia thẩm định các dự án, công trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến đánh giá đối với các đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt các Bộ, ngành, địa phương ven biển có liên quan đến sử dụng quỹ đất lấn biển theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì hoặc phối hợp giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh;

g) Quản lý thống nhất công tác điều tra cơ bản về biển, hải đảo trong phạm vi cả nước; thẩm định các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án điều tra cơ bản về biển và hải đảo của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trọng điểm theo phân công của Chính phủ;

h) Tham gia thẩm định và theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học biển và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp phép đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học có yếu tố nước ngoài tại các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao;

i) Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, đề án về quốc phòng, an ninh, ngoại giao gắn với phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển và các cơ chế, chính sách về quản lý các ngành, nghề khai thác, sử dụng tài nguyên biển do các Bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng;

k) Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển của Việt Nam; thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, hải đảo, quần đảo, bãi ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về biển, hải đảo của Việt Nam; chủ trì việc lập và quản lý cơ sở dữ liệu biển, hải đảo quốc gia;

l) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư khai thác, sử dụng và tổ chức quản lý hệ thống quan trắc quốc gia về tài nguyên và môi trường biển, các công trình, phương tiện chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, khảo sát biển và đại dương, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

m) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;

n) Làm đầu mối tổng hợp, phối hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về biển;

o) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam.

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án trọng điểm quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;

b) Đề xuất và thể chế hóa các cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với điều kiện và bảo đảm lợi ích quốc gia; đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn công nghệ có liên quan tới biến đổi khí hậu của Việt Nam phù hợp với tình hình quốc tế;

c) Tổ chức giám sát, đánh giá biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đề xuất, kiến nghị các biện pháp thích ứng phù hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;

d) Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, thẩm định và báo cáo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (MRV) trong nước và quốc tế; tổ chức kiểm kê quốc gia khí nhà kính; đề xuất, kiến nghị các chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn (NAMA);

Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cấp chứng thư xác nhận đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch và các cơ chế quốc tế khác về giảm phát thải khí nhà kính của các thành phần kinh tế;

đ) Xây dựng, cập nhật, công bố và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; xây dựng các phương pháp tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu;

e) Tổ chức đàm phán, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;

g) Tham gia ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan đến biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương; tổ chức thẩm định, xác định danh mục các dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam (SP-RCC); xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chí đánh giá các dự án ưu tiên theo Chương trình SP-RCC phù hợp với khung chính sách đã cam kết với các nhà tài trợ và tình hình thực tế;

h) Làm cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và các điều ước quốc tế khác liên quan về biến đổi khí hậu, Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, Nghị định thư Montreal và các điều ước quốc tế khác có liên quan đến bảo vệ tầng ô-zôn; tổ chức thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, xác nhận việc đăng ký nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-zôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn;

i) Giúp Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và các chiến lược, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ khác có liên quan đến biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương.

a) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng viễn thám sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc ứng dụng viễn thám trong quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai và các lĩnh vực khác phục vụ công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng; việc lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia;

c) Xây dựng, khai thác Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ các ngành thuộc khối dân sự theo quy chế phối hợp khai thác các cơ sở công nghệ viễn thám dùng chung của các Bộ, ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Tổng hợp nhu cầu thu nhận dữ liệu viễn thám của các Bộ, ngành, địa phương, xây dựng kế hoạch thu nhận, xử lý dữ liệu viễn thám theo kế hoạch hằng năm, định kỳ năm năm để tổ chức thực hiện;

đ) Xây dựng, cập nhật, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, siêu dữ liệu viễn thám quốc gia; công bố và cung cấp cho các cơ quan, tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Có ý kiến đối với các chương trình, đề án, dự án liên quan đến việc mua dữ liệu viễn thám do nước ngoài thu nhận sử dụng ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

14. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

15. Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức biên tập, xuất bản các ấn phẩm về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

16. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.

17. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường.

18. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

19. Chỉ đạo việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quyết định và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung cấp các dịch vụ công, xã hội hóa các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

20. Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

21. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

22. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

23. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

24. Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.

25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật./.